Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Nhà Bị Nghiêng Hiệu Quả Nhất
Bạn cần phải biết đến cách xử lý nhà bị nghiêng nếu chẳng may gặp phải tình trạng tương tự để có thể tránh được những hậu quả nghiêm trọng. Cùng nhau tham khảo bài viết của Xây Dựng Ngân Thịnh sau đây nhằm biết thêm chi tiết bạn nhé.
Hiện tượng sụt lún nhà ở là câu chuyển khá quen thuộc đối với những cư dân sinh sống tại các thành phố lớn có nhiều nhà ở sát kề vào nhau. Trường hợp này nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau và hậu quả của tình trạng này mang lại là vô cùng nặng nề.
Chính vì lý do đó, Xây Dựng Ngân Thịnh thu nhập những kiến thức và lời khuyên từ các chuyên gia gôm vào nội dung được chia sẻ sau đây nhằm giúp bạn tìm được cách xử lý nhà bị nghiêng nếu không may mắc phải. Đừng bỏ lỡ bạn nhé.
Nhà bị nghiêng là hiện tượng kết cấu nền móng của ngôi nhà bị sập lún xuống khiến cho vị trí công trình nhà ở bị nghiêng theo phương ngang ở một mức độ nhất định, thậm chí có thể đổ sập. Có thể hiểu đơn giản nhất đây là tình trạng toàn bộ trọng lực của công trình nén xuống nền đất yếu gây ra sập lún.
Sau đây là một số dấu hiệu có thể giúp bạn biết được ngôi nhà mình đang ở có bị lún sụp hay không từ đó tìm ra hướng xử lý sớm nhất.
Trên thực tế, mọi loại công trình đều bị lún, tuy nhiên ở một mức độ cho phép thì vẫn chấp nhận và đảm bảo được an toàn, tuy nhiên, với tình trạng nghiêng đổ quá giới hạn cho phép sẽ rất nguy hiểm. Do đó, bạn cần phải biết nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ đâu và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời.
Đây là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng lún nghiêng do trong quá tình xây dựng nhà kế bên có thể tác động trực tiếp ảnh hưởng đến kết cấu của nền móng nhà bạn, khiến cho nhà bị lệch theo phương ngang.
Cách xử lý: nếu xuất hiện các dấu hiệu nghiêng lún hoặc có nguy cơ sụp đổ do công trình liền kề đang xây dựng, thì bạn có thể liên hệ và thống nhất dừng lại công việc thi công, sau đó tìm phương hướng giải quyết, chống đỡ ngay lập tức.
Như đã biết, với mật độ nhà dày đặc ở tại các khu dân cư, thành thị ngày nay tác động rất nhiều lên trên 1 nền đất do tải trọng của nhà kề cạnh chèn vào. Mặc khác, nếu một công trình nhà ở bị tình trạng nghiêng lún cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhà bên cạnh.
Cách xử lý: bạn có thể sử dụng phương pháp thi công cho hệ thống tường vây: móng cọc nhồi lỗ kiểu xoay, tường neo đất hoặc chống thành vách bằng cừ thép.
+ Móng cọc nhồi tạo lỗ kiểu xoay nên để lại ống vách cho những cọc sát nhà liền kề. Bạn phải đảm bảo làm cừ chắc chắn, đủ sâu tại ranh giới khu đất.
Lưu ý: không nên thu hồi sau khi làm xong móng công trình (trừ trường hợp bắt buộc)
+ Tường neo đất cần được thỏa thuận với chủ nhà của công trình liền kề và cần sự cho phép thực thi cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
+ Sử dụng giải pháp chống thành vách bằng cừ thép áp dụng đối với trường hợp công trình kề cạnh có tải trọng lớn cần tác động lên đất hoặc làm hố móng sâu xuống lòng đất hơn đáy móng nhà cạnh.
Trường hợp vốn xây trên nền đất móng yếu nhưng gia chủ muốn nâng tầng thay vì phá dỡ để xây dựng lại toàn bộ thì đây cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng trên.
Cách xử lý: bạn cần lập tức dừng ngay công trình đang thi công lại và dùng các biện pháp kỹ thuật chuyên nghiệp để lấy lại độ nghiêng ban đầu. Trường hợp công trình đã hoàn thiện, bạn nên dọn đồ dùng, vật dụng có tải trọng lớn xuống tầng và thực hiện giải pháp tương tự.
Theo các chuyên gia trong ngành, nguyên nhân phổ biến và thường xuyên bắt gặp nhất cho hiện tượng lún sập, nghiêng nhà đều xuất phát từ nền móng xây dựng lên yếu, không đạt đúng tiêu chuẩn, cấu tạo địa chất không có tính ổn định.
Cách xử lý: lập tức sử dụng sử các giải pháp chống nghiêng đúng chuẩn kỹ thuật, tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương pháp phù hợp để tránh những thiệt hại về sau. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng bạn cũng nên giám sát thật kỹ giai đoạn đổ móng, đổ sàn và trần.
Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, hiện tượng này cũng có thể xảy ra bởi các tác động bên ngoài như sập hang, lún sập bờ sông (đối với nhà ở cạnh kề sông, hồ hoặc biển), hạ mực nước ngầm, do tải trọng của đất san lấp tạo mặt bằng.
Có 4 cách phương pháp giúp bạn đo độ nghiêng dựa tiêu tiêu chuẩn của TCVN 9400_2012 cụ thể như sau:
Vậy có biện pháp nào phòng tránh vấn đề này hay không? Thấu hiểu được nỗi lo này, Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ đưa ra một vài giải pháp phòng tránh hiệu quả giúp bạn giải quyết được nỗi bận tâm này. Cụ thể như sau.
>>> BẠN CÓ BIẾT: Ép Cọc Neo Là Gì? Ưu Nhược Điểm & Lưu Ý Quan Trọng
Vừa rồi là những chia sẻ của Xây Dựng Ngân Thịnh nhằm giúp bạn tìm ra được cách xử lý nhà bị nghiêng để có thể tránh được những hậu quả không đáng có. Nếu cảm thấy bài viết này thật sự bổ ích, hãy lan tỏa nội dung này đến nhiều người hơn bạn nhé.