Cấu Kiện Là Gì? Ứng Dụng Của Cấu Kiện Trong Xây Dựng

công ty tnhh đầu tư thiết kế xây dựng ngân thịnh

Cấu Kiện Là Gì? Ứng Dụng Của Cấu Kiện Trong Xây Dựng

 Ngày đăng: 13/11/2022 04:11 PM

    Nếu đang quan tâm đến cấu kiện là gì? Ứng dụng của cấu kiện trong xây dựng như thế nào? Bài viết được Xây Dựng Ngân Thịnh chia sẻ sau đây chính là những gì bạn đang tìm, đừng bỏ lỡ nhé.

    Thực tế, để có thể hình thành được một ngôi nhà cần có nhiều cấu kiện và bộ phận khác nhau, nhất là nhà gỗ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấu kiện là gì? Ứng dụng của chúng ra sao? Trong nội dung sau, hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu kỹ hơn nhé.

    Cấu kiện là gì?

    Cau kien la gi

    Cấu kiện là một thuật ngữ chuyên dùng trong ngành xây dựng, bạn có thể hiểu đơn giản cấu kiện là gì như sau: Cấu kiện là những bộ phận cơ bản được phân chia từ kết cấu trong công trình. Các công việc liên quan đến cấu kiện dùng là đo lường nội lực, lực đỡ, biến do tác động của ngoại lực hoặc tác động ngoại vi có thể khiến kết cấu xây dựng thay đổi.

    Thông thường, việc tính toán cấu kiện là công việc của nhà thầu xây dựng, kiến trúc sư làm sao giữ được độ bền trong từng thiết kế cho một công trình. Nó rất cần thiết và quan trọng, nó quyết định độ bền chắc của công trình.

    Một ngôi nhà gồm những cấu kiện chính nào?

    Mot ngoi nha gom nhung cau kien chinh nao

    Một ngôi nhà, một công trình xây dựng thường có 4 cấu kiện chính bao gồm:

    • Cấu kiện chịu uốn: Cấu kiện chịu uốn là loại cơ bản thường gặp nhất như cầu thang, dầm, sàn;
    • Cấu kiện chịu nén: Có 2 loại chịu nén là chịu nén trung tâm và nén lệch tâm, thường gặp trong cột của khung nhà, thanh đà, thân vòm...
    • Cấu kiện chịu kéo: Cấu kiện chịu kéo thường gặp ở các thanh dàn chịu kéo, thanh treo, ống dẫn áp, bunke...
    • Cấu kiện chịu xoắn: Cấu kiện chịu xoắn sẽ xuất hiện các ứng suất kéo chính và ứng suất nén chính nghiêng góc 45 độ so với trục, thường gặp cùng loại chịu uốn.

    Ứng dụng cấu kiện trong xây dựng

    Ung dung cua cau kien trong xay dung

    Cấu kiện có ứng dụng như thế nào trong xây dựng? Cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu kỹ hơn sau đây:

    Cấu kiện trong mái công trình

    • Các dầm chính có chức năng theo chiều dài khung nhà đỡ mái;
    • Rui phần dầm ở giữa đặt dọc, theo chiều dốc mái, gối lên trên hệ thống hoành nhà;
    • Mè là các dầm phụ nhỏ hơn, giao vào rui, phần kết cầu theo thứ tự hoành - rui - mè, giúp mái công trình thêm cứng cáp;
    • Gạch màn - gạch đơn bằng đất nung, thường sử dụng phổ biến trong các kiểu nhà gỗ;
    • Ngói vảy rồng giúp nhà tránh nắng, không bị mưa dột.

    Cấu kiện trong nhà gỗ

    Ngoài câu hỏi về định nghĩa cấu kiện là gì? Có khá nhiều bạn thắc mắc không biết cấu kiện trong nhà gỗ gồm những gì? Mời bạn cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây.

    Phần khung của một căn nhà gỗ chắc chắn phần quan trọng nhất là cột, chúng đảm nhiệm vai trò chịu lực nén truyền từ xà và dầm nhà xuống sàn, giữ cho nhà vững chắc. Có các loại cột như sau:

    • Cột cái: Là cột chính của nhà, ở hai đầu tạo một khoảng độ sâu cho không gian giữa;
    • Cột con: Là những cây cột phụ, nằm ở hai đầu nhịp, mái nhà càng gốc và đổ xuống thì nó sẽ xuất hiện cấu cột phụ;
    • Cột mái hiên: Loại cột thường thấy ở một số công trình cổ, theo kiểu truyền thống, cột mái hiện sẽ được dựng bên hiên nhà, phía trước và phía sau.

    Bên cạnh đó, xà (dầm) là giằng ngang chịu lực kéo, có nhiệm vụ liên kết các cột lại với nhau. Hiện có nhiều loại xà nằm ngang, nằm ngoài, vuông góc với khung xà, cụ thể:

    • Xà hạ giúp liên kết tất cả các cột cái lại với nhau ở đỉnh;
    • Xà trên cột con liên kết cột của khung phần trên;
    • Xà thượng song song theo chiều dài ngôi nhà, liên kết đỉnh cột chính;
    • Xà dưới cột con tương tự như trên chỉ khác liên kết phần dưới cột quân;
    • Đòn dông là phần xà trên nóc mái nhà.

    Cấu kiện nhà thép tiền chế

    Nhà thép tiền chế đang là xu hướng được nhiều bạn yêu thích. Các công trình nhà thép tiền chế thường dùng các cấu kiện như cột, dầm, xà gồ, kèo... có khả năng chịu lực, vượt được các nhịp lớn có thể lên đến 100m theo yêu cầu.

    • Cột kèo thường được thiết kế dạng thép chữ H hoặc cấu tạo dạng dàn, cột tròn;
    • Xà gồ thép có dạng chữ C, chữ Z;
    • Khoảng cách xà gồ từ 1-1.5m liên kết với khung chính nhằm đỡ hệ mái tôn;
    • Cấu kiện phụ - giằng của nhà tiền chế giúp tăng khả năng liên kết, đảm bảo tính ổn định của hệ thống kết cấu trong quá trình lắp dụng.

    >> XEM NGAY: Nhà Thầu Xây Dựng Là Gì? Các Loại Nhà Thầu Xây Dựng Hiện Nay

    Phía trên là một số thông tin mà Xây Dựng Ngân Thịnh tổng hợp giúp bạn giải đáp thắc mắc cấu kiện là gì? cùng những vấn đề liên quan. Chia sẻ ngay bài viết đến bạn bè gần xa nếu bạn thấy hữu ích nhé!

    Mẫu biệt thự đẹp

    Thêm vào giỏ hàng Mua ngay
    Zalo
    Hotline
    x