Cấu Trúc Của 1 Ngôi Nhà Dân Dụng Ai Cũng Cần Nắm Rõ

Cấu Trúc Của 1 Ngôi Nhà Dân Dụng Ai Cũng Cần Nắm Rõ

 Ngày đăng: 11/11/2022 06:11 PM

    Cấu trúc của 1 ngôi nhà dân dụng gồm những bộ phận nào? đang là câu hỏi được khá được khách hàng của Xây Dựng Ngân Thịnh quan tâm. Và bạn cũng đang có thắc mắc tương tự, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

    Một ngôn nhà dân dụng sẽ có nhiều bộ phận cấu tạo nên, mỗi bộ phận sẽ có một chức năng và yêu cầu riêng. Thực tế, các bộ phận được liên kết chặt chẽ với nhau và cấu thành một ngôi nhà hoàn chỉnh, vững chắc, nhưng nếu chỉ một bộ phận làm sai nhiệm vụ sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

    Trong nội dung sau, Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích về cấu trúc của 1 ngôi nhà dân dụng. Tham khảo ngay nếu bạn đang quan tâm nhé.

    Cấu tạo của nhà ở dân dụng

    Cau truc cua 1 ngoi nha dan dung

    Dựa vào chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, một ngôi nhà dân dụng được cấu tạo từ 2 nhóm chính:

    + Các kết cấu chịu lực: Đây là kết cấu có nhiệm vụ "gánh" tất cả các trọng  tải tác động lên nó để truyền xuống đất như tường, cột, vì kèo, dầm, tấm đan, bản panen...

    + Các kết cấu bao che: Là kết cấu giúp phân chia ngôi nhà thành từng không gian nhỏ, bên trong cũng như bên ngoài, gồm cách vách ngăn, cửa sổ, sàn, mái, cửa đi...

    Cấu trúc của 1 ngôi nhà dân dụng

    Phan mong nha o dan dung

    Cấu trúc của 1 ngôi nhà dân dụng bao gồm 3 phần cơ bản, mỗi phần sẽ có cấu tạo từ những kết cấu riêng. Cụ thể như sau:

    Phần móng

    Móng nhà là phần liên kết với nền đất, chống đỡ các yếu tố của công trình cùng không gian bên trên. Đây được xem là cơ sở, nền tảng quyết định sự vững chắc của một ngôi nhà. Bởi lẽ đó, xây dựng móng nhà cần bền chắc, chống ẩm, chống mối mọt, chống thấm nước và ăn mòn.

    Phần móng thường bao gồm:

    + Tường móng;

    + Trụ móng;

    + Đế móng;

    + Bể phốt;

    + Bể nước ngầm;

    + Các đường ống cấp thoát nước;

    + Đường điện, đường điện thoại chôn ngầm...

    Phần thân

    Cau tao nha dan dung

    Phần thân nhà dân dụng bao gồm các bộ phận:

    + Sàn: Sàn là mặt bê tông cốt thép phẳng đạt nằm ngang và có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng và lớp đỡ lát. Sàn tựa trên tường chịu lực và trên dầm các khung chịu lực.

    + Trụ cột: Thành phần thẳng đứng, kết cấu chịu lực, là các "gối dựa" ở những vị trí đòi hỏi truyền lực trực tiếp xuống móng.

    + Dầm: Là bộ phận nằm ngang, có công năng chống đỡ lực tác động thẳng góc theo chiều dài của dầm. Dầm là cấu kiệt vượt qua không gian giữa các cột. Cột và dầm liên kết hình thành nên hệ kết cấu khung và liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian.

    + Tường: Tường là thành phần tạo ra không gian, nhờ chúng mà bạn dễ dàng phân biệt không gian bên trong và bên ngoài căn nhà hay giữa các phòng với nhau. Trong đó, tường bao giúp che kín ngôi nhà, tường ngắn giúp ngăn cách giữa các phòng.

    + Cầu thang: Bộ phận liên kết giữa các tầng, giúp bạn đi lại dễ dàng.

    Phần mái

    Mái nhà là một trong những cấu trúc của 1 ngôi nhà dân dụng không thể thiếu, chúng có nhiệm vụ che nắng, che mưa và bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

    Phần mái cũng được chia thành 2 bộ phận chính gồm:

    + Các bộ phận chịu lực gồm dàn, vỏ, vỉ kèo, dầm...

    + Các bộ phận lợp gồm lito trong mái ngói, cầu phong và các vật liệu chống thấm nước như tấm fibro xi măng, bê tông chống thấm, ngói, tôn lượn sóng...

    XEM NGAY: Giàn Giáo Xây Dựng Là Gì? Phụ Kiện, Phân Loại, Ứng Dụng

    Trên đây là một số thông tin hữu ích về cấu trúc của 1 ngôi nhà dân dụng mà bạn cần nắm. Nếu còn thắc hoặc hoặc muốn được tư vấn kỹ hơn về thiết kế, thi công nhà ở dân dụng, liên lạc ngay với Xây Dựng Ngân Thịnh để được hỗ trợ tận tình 24/7 nhé.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x