Cốt Nền Xây Dựng Là Gì? Công Dụng, Cách Tính Cốt Nền XD

Cốt Nền Xây Dựng Là Gì? Công Dụng, Cách Tính Cốt Nền XD

 Ngày đăng: 23/09/2022 05:09 PM

    Cốt nền xây dựng là gì? Những điều cần lưu ý trong khi thi công? Cốt nền xây dựng có chống ngập được không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây. Cùng Xây Dựng Ngân Thịnh theo dõi nga nhé.

    Trong lĩnh vực thi công và xây dựng có rất nhiều vấn đề được quan tâm. Trong đó, khái niệm về cốt nền xây dựng là gì và các quy định về cốt nền xây dựng đang là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu nhé.

    Cốt nền xây dựng là gì? Những lưu ý không thể không biết

    Cot nen xay dung la gi

    Cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu về khái niệm cốt nền xây dựng là gì và những lưu ý trong quá trình thi công cốt nền xây dựng.

    Cốt nền xây dựng là gì?

    Cốt nền xây dựng là quy hoạch chiều cao nền trong quá trình xây dựng. Cốt nền là cao độ xây tối thiểu cần phải đáp ứng để đảm bảo quá trình thoát nước và chống ngập nước cho nền.

    Hiện nay tại các thành phố lớn thì cốt nền xây dựng là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng giúp ngăn chặn được các tình trạng ngập nước vào mùa mưa tại các thành phố lớn.

    Cách tính cốt nền trong xây dựng

    Tùy thuộc vào quy mô và tính chất công trình khác nhau thì sẽ có cốt nền xây dựng khác nhau, tuy nhiên ta vẫn phải tuân thủ chính xác theo cách tính cốt nền. Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ liệt kê một vài điểm mà bạn có thể căn cứ vào đó để có được cách tính chính xác nhất.

    • Cốt nền xây dựng cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn 20cm – 25cm, tính từ vị trí giữa mặt đường cao hơn so với cốt mặt vỉa hè trong trường hợp công trình xây dựng tiếp giáp với vỉa hè và đường.
    • Cốt nền tính từ vị trí giữa mặt trước công trình cao hơn mép nền đường 42cm – 47 cm khi trong trường hợp trình xây dựng tiếp giáp đường chưa xây xong.
    • Cốt nền mặt trước công trình cao hơn cốt tính mép đường từ 20cm – 25cm, nếu có khoảng lùi cốt nền tăng thêm 15cm, lùi trung bình 30cm nếu lùi 1 cấp.
    • Khoảng lùi của công trình và vỉa hè/ mặt đường trên 3m cốt nền không bị hạn chế, trong trường hợp dưới 3m cốt nền mặt trước công trình cao hơn mặt vỉa hè 40cm- 50cm.

    Công dụng của cốt nền xây dựng

    Cong dung cua cot nen xay dung

    Ngoài những vai trò có thể nhìn thấy rõ như chống ngập thì cốt nền xây dựng còn có những công dụng quan trọng khác như: 

    • Đảm bảo nền khu vực thi công thoát nước nhanh và ngăn chặn được các trường hợp ngập úng.
    • Bảo vệ các công trình tại khu đô thị tránh các tác động của môi trường: Mùa mưa lũ, ngập,..
    • Tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa nền của công trình với hệ thống đường đô thị.
    • Đảm bảo được sự liên kết giữa các công trình với đường ray, đường ống và hệ thống đường giao thông. 

    Quy định về cốt nền xây dựng

    Bộ Xây Dựng đã công bố các quy định về cốt nền xây dựng chuẩn để đảm bảo hạn chế những trường hợp công trình bị ngập nước hay thiếu sự liên kết với các công trình xung quanh. 

    Cốt nền xây dựng phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết được quy định trong quy chuẩn 01 2018 của Bộ Xây Dựng về quy hoạch và xây dựng.

    • Tính toán độ cao chính xác căn cứ vào bản đồ thiết kế.
    • Xác định khu vực xây dựng có thuộc khu vực cấm, hạn chế xây dựng hay không.
    • Xác định được khu vực thoát nước chính, cao độ của nền, cốt xây dựng, mạng lưới thoát nước mặt và công trình đầu mối liên kết.
    • Cần có các giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do tác động từ môi trường bên ngoài gây ra cho toàn đô thị. 

    Những điều cần lưu ý khi thi công cốt nền xây dựng là gì?

    Nhung luu y khi thi cong cot nen xay dung

    Một số lưu ý trong quá trình thi công cốt nền xây dựng mà các chủ đầu tư cần chú ý:

    • Đơn vị thi công và chủ đầu tư cần bàn bạc, làm rõ với nhau về nhu cầu sử dụng như: Số liệu cụ thể, hiện trạng của cột mốc,...
    • Trong quá trình xây dựng thì vỉa hè phải cao hơn lòng đường nhằm tránh trường hợp nước chảy ngược vào nhà dân.
    • Trong quá trình lên kế hoạch cần phải kỹ càng hơn trong việc xây dựng, tính toán đất nền. 
    • Trong vấn đề giao thông đường xá cần chú ý đến hạ tầng kỹ thuật. 
    • Trong việc hoạch định xây dựng cần xác định chính xác số liệu đạt chuẩn rõ ràng để xin giấy phép xây dựng.

    Vậy xong cốt nền xây dựng có chống ngập được không? 

    Trên thực tế cốt nền xây dựng chỉ là những giải pháp được đưa ra để hạn chế tình trạng ngập lụt của các công trình tại khu vực được thi công. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chống ngập của cốt nền xây dựng là: Số liệu tự nhiên, diện tích khu vực, địa hình,..Ngoài ra còn sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị chức năng có thẩm quyền và các đơn vị thi công, các nhà đầu tư để có thể tính toán, xây dựng cốt nền một cách chính xác nhất. 

    THAM KHẢO NGAY:  Có Nên Xây Nhà Tiền Chế Để Ở Hay Không? [ GIẢi ĐÁP ]
     

    Vừa rồi là những chia sẻ của Xây Dựng Ngân Thịnh cho câu hỏi cốt nền xây dựng là gì. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về cốt nền xây dựng cũng như là các quy định, vai trò của cốt nền xây dựng trong thực tế. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết với nhé!

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x