Dầm Nhà Là Gì? Các Loại Dầm Nhà Thường Gặp Hiện Nay

công ty tnhh đầu tư thiết kế xây dựng ngân thịnh

Dầm Nhà Là Gì? Các Loại Dầm Nhà Thường Gặp Hiện Nay

 Ngày đăng: 13/02/2022 12:23 PM

    Bạn đang thắc mắc không biết dầm nhà là gì? Có mấy loại dầm nhà phổ biến hiện nay? Nếu vậy thì hãy để Xây Dựng Ngân Thịnh giúp bạn giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé.

    Dầm nhà là bộ phận vô cùng quan trọng, quyết định đến sự an toàn và khả năng chịu lực toàn bộ công trình. Để hiểu rõ hơn về dầm nhà là gì? Có những loại dầm nhà phổ biến nào trong xây dựng? Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này một cách trọn vẹn nhất qua những chia sẻ dưới đây.

    Dầm nhà là gì?

    Dam nha la gi

    Dầm là cấu kiện cơ bản làm giá đỡ cho công trình. Chúng được tạo ra để bảo vệ và chịu sức ép của toàn bộ khối lượng ngôi nhà, truyền tải trọng và phân tán lực đều lên từng bộ phận khác nhau của ngôi nhà như sàn, tường, cột.

    Dựa vào cấu tạo, có 2 loại dầm:

    • Dầm chính làm giá đỡ cho phần nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên.
    • Dầm phụ làm giá đỡ cho các cấu trúc hỗ trợ.

    Hầu hết các dầm nhà đều có cấu tạo đơn giản, chi phí chế tạo thấp nên chúng được sử dụng khá rộng rãi trong việc thi công xây dựng, thích hợp với các hạng mục như dầm sàn, dầm mái , dầm cầu trục... 

    Các loại dầm nhà thường gặp nhất

    Các loại dầm nhà thường gặp nhất

    Tùy vào cấu tạo và chức năng mà dầm nhà được chia thành các loại như dầm nhà chính, dầm nhà phụ, dầm bê tông cốt thép và dầm thép.

    Dầm nhà chính

    Dầm nhà chính là thanh dầm nằm ngang hoặc nằm dọc, hai đầu nối liền với cột nhà, gác lên chân cột hoặc vách. Chúng có kích thước lớn nhất, kết cấu vững chắc và chịu lực chính cho ngôi nhà.

    Hiện nay, các loại dầm nhà chính được sử dụng phổ biến trong xây dựng là : dầm sàn, dầm mái, dầm cầu... Chúng thường được đặt trong tường có kích thước 20-25 cm, cách nhau 4-6m, mỗi nhịp có 1-3 dầm phụ.

    Dầm nhà phụ

    Dầm nhà phụ cso kích thước nhỏ hơn dầm nhà chính, được cấu thành từ bê tông cốt thép và thép định hình. Chúng được đặt vuông góc với dầm chính để chịu lực uốn, lực nén và thường được đặt trên nhà vệ sinh và tường lô gia.

    Ngoài kích thước nhỏ hơn dầm chính thì dầm phụ không được đặt lên các cột. Chúng được gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn để phân chia tải trọng với dầm chính nhằm chia nhỏ kích thước tấm sàn, chia nhỏ lực và được tính toán chi tiết để đảm bảo truyền tải được mà không hoang phí nguyên vật liệu.

    Dầm nhà bê tông cốt thép

    Dầm nhà bê tông cốt thép

    Dầm nhà bê tông cốt thép là loại dầm có cấu kiện bao gồm bê tông và cốt thép, có hình chữ nhật hoặc hình vuông, kích thước dầm phụ thuộc vào diện tích của công trình xây dựng.

    Bên trong dầm này có 4 loại cốt thép : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Quan trọng nhất là cốt dọc chịu lực và cốt dọc cấu tạo. Mỗi dầm đều tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc của thanh dầm, cốt xiên có thể có hoặc không.

    Thông tường, cốt dọc chịu lực của dầm thường sử dụng nhóm AII, AIII, hoặc CII, CIII với đường kính nằm trong khoảng từ 12 – 40mm. Cốt đai trong dầm dùng để chịu lực ngang, đường kính nhỏ hơn, tối thiểu là 4mm.

    Lớp bảo vệ cốt thép Ao (trong đó Ao1 là lớp bảo vệ dành cho cốt đai và Ao2 là lớp bảo vệ dành cho cốt dọc) có tác dụng bảo giúp cho thép không bị hoen rỉ.

    Khoảng cách thông thủy To giữa 2 cốt méo phải được đảm bảo để khi đổ bê tông không bị kẹt đá. Kích thước tham khảo như sau:

    + Ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;

    + Ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm.

    + Ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm;

    + Ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm.

    Dầm thép

    Dầm thép là cấu kiện cơ bản nhất, cần thiết với tất cả các công trình xây dựng. Nó có thể uốn, nắn theo yêu cầu và hình dạng của dầm. Chúng có cấu tạo đơn giản, chi phí thấp và được sử dụng rộng rãi trong xây dựng.

    Vai trò của dầm nhà đối với công trình xây dựng

    Vai trò của dầm nhà đối với công trình

    Dầm nhà có vai trò vô cùng quan trọng đối với công trình. Chúng thường dùng để đỡ các tấm sàn, mái và tường ngăn cách phí trên. 

    Nhờ có cấu kiện chịu uốn nén dầm nhà chịu lực uốn của công trình và chịu một phần lực nén nhưng nhỏ hơn khả năng chịu uốn của dầm.

    => XEM NGAY: Kinh Nghiệm Lựa Chọn Nhà Thầu Xây Dựng Uy Tín 

    Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã giải đáp được những thắc mắc xoay quanh câu hỏi dầm nhà là gì? Đồng thời, nắm được những loại dầm phổ biến trong xây dựng để áp dụng vào công trình của mình. Mọi thắc mắc xin liên hệ về Xây Dựng Ngân Thịnh qua hotline 𝟎𝟗𝟎𝟐 𝟓𝟏𝟏 𝟒𝟔𝟏 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Thêm vào giỏ hàng Mua ngay
    Zalo
    Hotline
    x