Kinh Nghiệm Xây Nhà Tiết Kiệm Chi Phí

công ty tnhh đầu tư thiết kế xây dựng ngân thịnh

Kinh Nghiệm Xây Nhà Tiết Kiệm Chi Phí

 Ngày đăng: 21/02/2024 03:55 PM

    Tìm hiểu những kinh nghiệm xây nhà trước khi bắt tay vào chuẩn bị sẽ giúp bạn tính toán và lên kế hoạch xây hợp lý hơn. Hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm mà Xây Dựng Ngân Thịnh chia sẻ dưới đây nhé!

    Bạn đang lúng túng khi chuẩn bị xây nhà nhưng lại không biết cần phải làm những gì, nên bắt đầu tư đâu? Đừng quá lo lắng vì Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm xây nhà vô cùng hiệu quả, hữu ích mà chúng tôi đã tích lũy trong hàng chục năm qua dựa trên kinh nghiệm thực tế từ việc xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ. Còn chần chờ gì mà không tìm hiểu ngay!

    Lập kế hoạch thiết kế

    lap ke hoach thiet ke

    Đầu tiên cần phải lên kế hoạch thật chi tiết, rõ ràng bám sát mục đích và nhu cầu sử dụng. Để dự trù ngân sách chính xác cần phải xác định rõ quy mô của công trình, có bao nhiêu phòng, mỗi không gian có chức năng gì, phong cách kiến trúc hướng đến, …

    Khảo sát thực trạng

    Sau khi có kết hoạch chi tiết sẽ tiến hành khảo sát thực trạng địa chất để đưa ra phương án thi công hợp lý để tránh làm hư hỏng kết cấu móng, cấu trúc bị lún, nghiêng về sau.

    Các kiến trúc sư và nhân viên trắc địa sẽ khảo sát, đo vẽ tỉ lệ 1/200 dựa trên:

    • Bản vẽ chính xác hiện trạng của khu đất;
    • Loại thổ nhưỡng, độ mạnh yếu của nền đất;
    • Thông số về cao độ giúp tính toán khối lượng đào đắp đất;
    • Ranh giới khu đất, khoảng lùi xây dựng, chỉ giới đường đỏ trong quy hoạch để tránh tranh chấp về sau.

    Bản vẽ thi công

    Bản vẽ phải có ít nhất 3 bộ bản cứng (1 cho chủ đầu tư, 1 cho chủ thầu và 1 bộ bảo lưu) và bản vẽ mềm bằng PDF. Trên bản vẽ phải thể hiện đầy đủ ngày xuất hồ sơ, chi tiết các bộ phận của công trình, cấu tạo, kích thước, chi tiết vật liệu và thông số kỹ thuật.

    Dựa trên bản vẽ, kiến trúc sư sẽ trình bày, giải thích trực tiếp cho chủ đầu tư và thợ thi công nắm rõ.

    Làm việc với nhà thầu

    lam viec voi nha thau

    Tiếp theo, cần phải bàn bạc, thống nhất, ký hợp đồng với nhà thầu để bắt tay vào xây dựng.

    Tiêu chí chọn nhà thầu uy tín

    Khi lựa chọn nhà thầu thi công bạn nên chú ý những điều sau đây để chọn được đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình:

    • Nhà thầu có kinh nghiệm thi công đọc bản vẽ;
    • Khảo sát sơ công trình mà nhà thầu đã thi công (chỉ cần xem chi tiết trá, ốp lát mạch vữa, cách lắp đặt thiết bị vệ sinh là được);
    • Phải có hợp đồng cụ thể, rõ ràng;
    • Chọn thợ thi công điện nước kỹ càng nếu không sẽ phát sinh những vẫn đề nghiêm trọng như đi dây ẩu, thiếu ổ cắm, chập điện, thiếu thẩm mỹ, nước yếu, tắt toilet, …

    Các hình thức hợp đồng xây dựng

    Các hình thức hợp đồng phổ biến là:

    • Khoán vật tư: đơn vị xây dựng sẽ lo trọn gói, chìa khóa trao tay, không cần lo lắng phát sinh chi phí trong quá trình thi công;
    • Khoán phần thô và nhân công hoàn thiện: gia chủ sẽ là người chọn mua vật tư hoàn thiện theo ý thích. Nhược điểm của hình thức này là sẽ mất nhiều thời gian, công sức tìm hiểu vật tư và có thể làm chậm trễ thời gian khi bên cung ứng vật tư phối hợp chưa tốt với nhà thầu;
    • Khoán nhân công: đây là phương án tiết kiệm nhất cho gia chủ, tuy nhiên chủ nhà phải tự chuẩn bị tất cả vật tư, sẽ mất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả sẽ không cao. Chủ nhà phải rất am hiểu về xây dựng để chỉ đạo, giám sát, quản lý chi phí, đảm bảo tiến độ.

    Nội dung có trong hợp đồng

    Hợp đồng xây dựng sẽ có những thông tin sau:

    • Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng;
    • Nội dung và khối lượng công việc;
    • Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc;
    • Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc;
    • Giá hợp đồng xây dựng, tạm ứng hợp đồng xây dựng, thanh toán hợp đồng xây dựng, điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng;
    • Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nhà và của bên nhận thầu trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu các công việc hoàn thành, bảo hành công trình, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, điện, nước và an ninh công trường, xử lý đối với các sai sót;
    • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên chủ nhà và bên nhận thầu,
    • Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng;
    • Giải quyết khi xảy ra rủi ro cũng như các bất khả kháng; giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
    • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng.

    Thi công xây dựng

    thi cong xay dung

    Sau khi đã hoàn tất ký kết hợp đồng, sẽ đến bước cuối cùng là thi công xây dựng.

    Các bước thi công

    Các hạng mục thi công bao gồm:

    • Móng: đào đất, đắp đất, gia công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông, bể nước, bể phốt;
    • Thân nhà: Gia công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông cột, sàn, dầm, xây tô, cán nền,…
    • Chống thấm;
    • Mái: lắp dựng xà gồ, lọt mái, vì kèo hoặc đổ bê tông;
    • Lắp khung bao cửa;
    • Hệ thống đường ống, điện, nước, mạng, cáp,...
    • Bả matit, sơn nước, sơn dầu;
    • Lắp ráp và hoàn thiện cửa gỗ, thép, nhôm;
    • Lắp lan can, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền;
    • Đóng trần thạch cao;
    • Ốp lát gạch đá trang trí;
    • Ốp đá cầu thang, bàn bếp, lavabo;
    • Lát nền nhà, WC, sân;
    • Lắp thiết bị điện, công tắc, ổ cắm…
    • Lắp đèn chiếu sáng;
    • Lắp thiết bị vệ sinh, lắp gương, vòi nước, treo khăn;
    • Lắp đặt nội thất, trang trí;
    • Trồng cây;
    • Dọn vệ sinh công nghiệp.

    Lưu ý trong quá trình thi công

    Trong quá trình xây dựng cần lưu ý những điều sau:

    • Tuân thủ tuyệt đối bản vẽ kỹ thuật, kỹ sư phải giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt, đặc biệt là các hạng mục liên quan đến kết cấu nhà;
    • Chống thấm đúng kỹ thuật và kiểm tra kỹ càng trước khi bàn giao;
    • Lắp đặt hệ thống điện đúng kỹ thuật, không đi tắt, chéo, nối dây bên trong tường, phải dùng ống chuyên dụng để đi dây nhằm tránh chập cháy trong quá trình sử dụng;
    • Đảm bảo kỹ thuật khi lắp hệ thống nước, đảm bảo độ nghiêng và áp suất đường ống;
    • Test màu sơn trước khi sơn, lưu mã số và mẫu sơn lại để sử dụng nếu cần về sau;
    • Các hạng mục cần phải sản xuất độc lập cần tiến hành ngay khi có quy cách, kích thước để tiết kiệm thời gian;
    • Các khu vực có khí hậu nóng ẩm cần sử dụng trần thạch cao phù hợp;
    • Khi ốp lát trang trí, lắp đặt thiết bị vệ sinh cần tuân thủ bản vẽ và đảm bảo độ dốc thoát nước sàn phù hợp;
    • Dọn vệ sinh công nghiệp cần phải được thực hiện bởi các đơn vị chuyên môn, nếu gia chủ tự xử lý thì phải tìm hiểu kỹ quy trình;
    • Có thể lắp camera tại công trình để kiểm soát vật tư và tiến độ thi công;
    • Nên chọn nhà thầu tại địa phương để thuận tiện trong quá trình di chuyên và bảo hành về sau;

    >>> XEM THÊM:

    Vậy là Xây Dựng Ngân Thịnh vừa chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm xây nhà tích lũy trong nhiều năm qua cho bạn, hy vọng bạn có thể ứng dụng vào thực tế. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0902 511 461 khi có nhu cầu xây dựng nhé!

    Mẫu biệt thự đẹp

    Thêm vào giỏ hàng Mua ngay
    Zalo
    Hotline
    x