Móng Nhà Là Gì? Móng Nhà Nào Tốt Nhất Khi Xây Nhà?

Móng Nhà Là Gì? Móng Nhà Nào Tốt Nhất Khi Xây Nhà?

 Ngày đăng: 30/09/2022 03:00 PM

    Móng nhà nào tốt nhất khi xây nhà? Làm sao để lựa chọn được loại móng phù hợp cho công trình? Thắc mắc của bạn sẽ được Xây Dựng Ngân Thịnh giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây, cùng tham khảo bạn nhé.

    Móng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong một công trình xây dựng. Nếu bộ phận này không được xây dựng chắc chắn và phù hợp thì sẽ gây ảnh hưởng chung đến khả năng chịu lực và độ bền vững của công trình.

    Vậy với sự đa dạng của các loại móng như thế thì móng nhà nào tốt nhất khi xây dựng nhà ở thông dụng? Để có sự lựa chọn phù hợp dành cho công trình của mình, hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tham khảo nội dung được chia sẻ sau đây.

    Móng nhà là gì?

    Mong nha la gi

    Móng nhà là bộ phận kết cấu kỹ thuật chịu phần lớn trọng lực và tải trọng của công trình xây dựng, nằm dưới cùng hệ thống kết cấu chịu lực. Tác dụng của móng nhà là đảm bảo sự ổn định kiên cố của cả công trình không bị sụt lún, nghiêng hoặc nứt gãy.

    Một số loại móng nhà được sử dụng hiện nay

    Mot so loai mong nha duoc su dung hien nay

    Các loại móng nhà sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

    Móng đơn

    Móng đơn thường nằm riêng lẻ sử dụng để chống đỡ 1 cột hoặc cụm cột sát nhau, có cấu tạo gồm 4 phần như sau:

    • Bản móng: có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình tròn được vát dốc và làm từ vật liệu gạch đá bê tông. 
    • Giằng móng (đà kiềng): đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lệch giữa các móng.
    • Cổ móng: bảo vệ lớp sắt thép bên trong.
    • Lớp bê tông lót: tác dụng làm sạch làm phẳng hố móng và chống mất nước cho xi măng.

    Móng băng

    Móng băng làm từ gạch và bê tông cốt thép có dạng dải dài nằm độc lập hoặc giao nhau tạo thành hình chữ thập. Sử dụng nhiều trong kết cấu nhà nhiều tầng biệt thự tòa nhà, cấu tạo móng băng gồm:

    • Lớp bê tông lót: dày 100mm.
    • Bản móng: kích thước (900 – 1200) x 350mm.
    • Dầm móng: kích thước 300x (500 – 800)mm.

    Móng bè

    Móng bè (móng toàn diện) chuyển toàn bộ trọng lực công trình xuống đất nhờ vào phần tiết diện tích móng rộng trải toàn bộ phần diện tích đất xây dựng. Cấu tạo của loại móng này bao gồm:

    • Lớp bê tông lót: dày 10cm.
    • Bản móng: chiều cao 32cm.
    • Dầm móng: kích thước 300 x 700mm.

    Móng cọc

    Móng cọc có tác dụng giữ cho cấu trúc xây dựng phía trên cọc được ổn định, móng hình trụ dài cấu tạo từ vật liệu bê tông, gỗ, thép cừ tràm. Bộ phận của móng bao gồm 2 phần:

    •  Đài cọc. 
    • Cọc hoặc một nhóm cọc.

    Móng nhà nào tốt nhất khi xây nhà?

    Mong nha nao tot nhat khi xay nha

    Mỗi loại móng đều có những đặc điểm riêng nên không có loại móng nhà nào là tốt nhất mà sẽ lựa chọn móng phù hợp dựa trên các yếu tố: tính chất đất nền, kết cấu chiều cao nhà và tải trọng hạng mục bên trên.

    Đặc điểm móng đơn

    Móng có ưu điểm là chi phí thi công thấp dùng trong các công trình nhà ở có tải trọng nhẹ và vừa trên nền đất cứng và ổn định. Dựa theo độ cứng móng đơn được phân loại thành:

    • Móng đơn mềm: có khả năng biến dạng lớn uốn nhiều cùng với đất nền, tỉ lệ cạnh dài/ngắn > 8.
    • Móng đơn cứng: Có độ cứng rất lớn, không có khả năng biến dạng.
    • Móng cứng vừa, cứng hữu hạn: tỷ lệ cạnh dài và cạnh ngắn ≤ 8, độ cứng lớn hơn móng mềm và nhỏ hơn móng cứng.

    Đặc điểm móng băng

    Móng băng giúp giảm hiện tượng lún cột và tăng liên kết giữa cột và tường, truyền tải trọng xuống nền đất đều hơn và dễ thi công. 

    Móng không phù hợp thi công trên nền đất bùn yếu có mạch nước ngầm vì không có khả năng chống lật chống trượt.

    Đặc điểm móng bè

    Nhược điểm của móng bè là không có tính ổn định dễ bị tác động của công trình xung quanh, lớp địa chất, động đất nước ngầm. 

    Thích hợp với khu vực đất nền yếu, công trình có thiết kế tầng hầm, nhà kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi. 

    Đặc điểm móng cọc

    Móng cọc thường được sử dụng trong các công trình có kết cấu tải trọng lớn trên nền đất yếu sụt lún, có mực nước ngầm cao và gần khu vực biển sông hồ.

    • Móng cọc đài thấp: có khả năng chịu nén, đài cọc đặt dưới đất sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất. 
    • Móng cọc đài cao: có khả năng chịu uốn nén, đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc.

    THAM KHẢO:  Xây Nhà 100m2 Cần Bao Nhiêu Sắt? Cách Tính Lượng Sắt Xây Nhà

    Hy vọng thông tin mà Xây Dựng Ngân Thịnh chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp câu hỏi móng nhà nào tốt nhất khi xây nhà cũng như lựa chọn được loại móng phù hợp cho công trình của mình. Nếu bạn yêu thích tìm hiểu kiến thức về xây dựng thì hãy theo dõi chúng tôi trong những bài chia sẻ tiếp theo nhé!

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x