Sàn Không Dầm Là Gì? Phân Loại & Ưu Nhược Điểm Sàn Không Dầm

Sàn Không Dầm Là Gì? Phân Loại & Ưu Nhược Điểm Sàn Không Dầm

 Ngày đăng: 04/05/2023 10:58 AM

    Sàn không dầm là gì? Ưu và nhược điểm của sàn không dầm hiện nay? Nếu bạn đang tò mò về vấn đề này, thì đừng bỏ qua bài viết sau của Xây Dựng Ngân Thịnh nhé! 

    Hiện nay, thay vì sử dụng các loại sàn truyền thống, mọi người có xu hướng chọn sàn ngang không dầm cho công trình thi công, thiết kế nhà ở bởi những ưu điểm vượt trội mà sản phẩm này mang đến cho người tiêu dùng.

    Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại sàn này, Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ phân tích khái niệm sàn không dầm là gì cũng như cấu tạo và ưu, nhược điểm thông qua những nội dung dưới đây. 

    Khái niệm sàn không dầm

    san khong dam la gi

     

    Sàn phẳng không dầm là loại sàn liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình mà không cần sử dụng đến các thanh dầm ngang, dọc đỡ bên dưới như các loại kết cấu truyền thống khác. 

    Để thay thế phần bê tông chịu lực, người ta thường kết hợp sử dụng sàn không dầm với các loại hộp nhựa tái chế, nhằm giảm tải trọng lượng của sàn lên kết cấu của công trình. 

    Cấu tạo của sàn không dầm 

    Sàn không dầm có cấu tạo khá đơn giản, gồm có tấm lưới thép ở trên, ở dưới là bóng hoặc hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế hoặc tấm thép lưới dưới. Nhiệm vụ của sàn không dầm là phân bổ và cố định các vật liệu tại vị trí cụ thể. Khi đó, bóng và hình hộp sẽ có chức năng làm giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết. 

    Phân loại sàn không dầm

    cac loai san khong dam

     

    Hiện nay trên thị trường, có 3 loại sàn ngang không dầm phổ biến là:

    • Sàn phẳng không dầm Bubbledeck: loại sàn sử dụng phần nhựa rỗng có hình bóng tròn. Ưu điểm nổi bật là sử dụng các thanh thép giữa các hộp nhựa để đảm bảo kết cấu chịu lực tốt. 
    • Loại sàn Uboot: loại sàn sử dụng khối rỗng có hình chóp cụt với thanh thép dạng chữ V và các hộp nhựa có vai trò tăng tải trọng cho tổng thể sàn;
    • Sàn không dầm cobia: loại sàn có kết cấu theo từng phên với khối rỗng được ghép cố định sau đó được đặt tại các vị trí công trình chuẩn bị thi công. Ưu điểm của sàn là thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe con người cũng như có độ bền bỉ cao. 

    Ưu, nhược điểm của sàn không dầm

    uu nhuoc diem san khong dam

     

    Các loại sàn phẳng không dầm trên thị trường đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể:

    Ưu điểm của sàn không dầm

    Sở dĩ sàn không dầm được sử dụng phổ biến trong xây dựng bởi chúng sở hữu những đặc điểm nổi bật sau:

    • Khả năng chịu lực tốt, giúp giảm tải trọng cho công trình;
    • Ứng dụng rộng rãi cho nhiều công trình, được nhiều quốc gia ưa chuộng như Thái Lan, Hongkong, Malaysia, Thái Lan,... 
    • So với sàn truyền thống, sàn không dẫm giúp giảm chi phí và tiết kiệm được chiều cao, mở rộng không gian hơn;
    • Sàn giúp cách âm và cách nhiệt hiệu quả;
    • Rút ngắn thời gian thi công và đẩy nhanh tiến độ công trình hơn;

    Sàn không dầm được sản xuất trên công nghệ hiện đại, tiên tiến nên có khả năng vượt nhịp lên tới 20, hiệu quả từ 8 - 12m, tiết kiệm nhất là nhịp 9m. Ngoài ra việc thi công cũng được tiết kiệm được 35% lượng bê tông sàn so với các loại truyền thống và hoàn thiện công trình trong thời gian ngắn nhất. 

    Nhược điểm sàn không dầm

    Bên cạnh những ưu điểm nổi bật ở nội dung trên thì sản không dầm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

    • Rỗ đáy: Một số công trình sử dụng công nghệ sản không dầm sẽ xuất hiện tình trạng đáy quả bóng khi tháo khuôn gọi là rỗ đáy. Do trong quá trình thi công bê tông không bỏ nước đầm hay đằm cối đi gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
    • Đẩy nổi: Khi đổ bê tông nếu không kiểm soát chính xác chất lượng cốp pha gỗ thì số neo sẽ đẩy nổi tấm sàn làm cho bề dày của sàn nâng cao hơn thiết kế, lớp bảo vệ đỉnh mỏng đồng thời tác động xấu đến kết cấu sàn.

     

    XEM THÊM:

     

    Xây Dựng Ngân Thịnh đã chia sẻ toàn bộ thông tin về sàn không dầm là gì cũng như ứng dụng của sàn không dầm trong đời sống. Chắc hẳn bạn đã có thêm thông tin hữu ích về sản phẩm này rồi phải không nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x