Bê Tông Tươi Là Gì? Ưu & Nhược Điểm

Bê Tông Tươi Là Gì? Ưu & Nhược Điểm

 Ngày đăng: 22/02/2024 10:49 AM

    Bê tông tươi là gì? Vì sao loại bê tông này lại được sử dụng phổ biến? Để giải đáp những thắc mắc của mình về loại bê tông này, hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tham khảo ngay nội dung được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé.

    Bê tông tươi là một trong những loại vật liệu chuyên dùng để tạo thành các kết cấu chịu của một công trình xây dựng. Có thể nói, kể từ khi loại vật liệu này được sản xuất thành công, nhiều nhà thầu có xu hướng chuyển sang dùng bê tông tươi hoàn toàn thay vì dùng bê tông được trộn trực tiếp bằng phương pháp truyền thống. 

    Để tìm hiểu chi tiết hơn về bê tông tươi là gì nhằm đưa ra quyết định tối ưu trong quá trình thi công xây dựng công trình của mình, hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tham khảo nội dung được chia sẻ ngay sau đây.

    Bê tông tươi là gì?

    be tong tuoi la gi

    Bê tông tươi là loại bê tông đã được trộn sẵn và có thể dùng ngay, không mất nhiều thời gian tự trộn theo phương pháp thủ công. Loại bê tông này còn được gọi là bê tông thương phẩm, theo tiếng anh là Ready Mixed Concrete.

    Thành phần chính của bê tông tươi là cát, xi măng, nước và các chất phụ gia được pha trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Bê tông tươi được trộn bởi máy móc hiện đại và vận chuyển đến công trình bằng xe bồn.

    Ưu nhược điểm của bê tông tươi

    Từ khi được đưa vào sản xuất và sử dụng rộng rãi, bê tông tươi ngày càng trở thành loại vật liệu hỗ trợ quá trình xây dựng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nhìn chung so với loại bê tông trộn tay theo phương pháp truyền thống thì loại bê tông này vẫn còn một số điểm hạn chế.

    Cụ thể về ưu và nhược điểm của bê tông tươi như sau:

    Ưu điểm

    Sở dĩ loại bê tông này được sử dụng phổ biến vì:

    • Tiết kiệm thời gian thực hiện bằng thủ công, đẩy nhanh tiến độ thi công;
    • Không cần diện tích mặt bằng diện tích lớn để tập kết đầy đủ vật liệu cần thiết;
    • Tiết kiệm về nhân công;
    • Tỷ lệ pha trộn được đảm bảo hơn;
    • Tối ưu hóa về việc sử dụng khối lượng vật liệu xây dựng;
    • Khối lượng đáp ứng lớn trong thời gian ngắn;
    • Có thể thi công trong mọi thời điểm, không bị giới hạn vào ban ngày như phương pháp truyền thống;
    • Chất lượng bê tông được đảm bảo theo từng đợt;
    • Hạn chế những tình trạng bảo quản không tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

    Nhược điểm

    Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

    • Khó kiểm định về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật theo nhu cầu thi công;
    • Trong quá trình vận chuyển nếu không được bảo quản đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng bê tông;
    • Cần địa hình thi công có giao thông thuận tiện để quá trình vận chuyển dễ dàng hơn.

    Các tiêu chuẩn cần chú ý khi sử dụng bê tông tươi

    cac tieu chuan can chu y khi su dung be tong tuoi

    Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng bê tông tươi, bạn cần chú ý những tiêu chuẩn sau đây:

    Tiêu chuẩn về thành phần hỗn hợp

    Đây là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của bê tông được dùng để đổ cọc trong quá trình xây dựng có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà chủ đầu tư đề ra. Cụ thể sẽ có 2 phương thức được áp dụng phổ biến gồm:

    • Phương thức 1: bên cung cấp chịu trách nhiệm hoàn toàn và tự lựa chọn đơn vị cung cấp các thành phần vật liệu cần thiết;
    • Phương thức 2: chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn thành phần của bê tông và bên cung cấp sẽ tiến hành sản xuất dựa trên các thành phần đã được chọn.

    Tiêu chuẩn về vật liệu

    Đây là những tiêu chuẩn dùng để lựa chọn các loại vật liệu cần thiết trong quá trình sản xuất bê tông tươi. Cụ thể:

    • Xi măng: tuân thủ theo TCVN - 2682 - 99 - Xi măng Pooclăng và TCVN 6260 - 97 - Xi măng Pooclăng hỗn hợp, trước khi trộn sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận theo TCVN 6016- 1995 (TSO-9587:1989 (E)) - Xi măng và TCVN 6017 - 1995 (ISO-9587:1989 (E)) - Xi măng;
    • Cốt liệu: được lựa chọn theo TCVN - 1770 - 86 và TCVN - 1771 - 86, có nguồn gốc rõ ràng, khu vực lưu trữ sạch sẽ, không bị nhầm lẫn các loại khác với nhau và đảm bảo về yếu tố kỹ thuật khi sử dụng; 
    • Nước để trộn bê tông: phải đáp ứng tiêu chuẩn TCVN - 4506 - 87 nhằm đảm bảo về tính kỹ thuật của bê tông và vữa khi đổ;
    • Phụ gia: đảm bảo chất lượng và được kiểm định chất lượng rõ ràng để gia tăng khả năng chịu tải và tuổi thọ của bê tông.

    Tiêu chuẩn độ sụt bê tông

    Đây là tiêu chuẩn dùng để tính toán về sai số độ sụt cho phép của bê tông trong xây dựng. Trong đó:

    • Độ sụt yêu cầu từ 50 - 100mm thường dao động ± 20mm;
    • Độ sụt yêu cầu lớn hơn 100mm thường dao động ± 30mm.

    >>> XEM THÊM:

    Qua bài viết trên đây, hy vọng đã giải đáp những thắc mắc của bạn về bê tông tươi là gì cũng như hiểu rõ hơn về vai trò và cách sử dụng loại bê tông này trong lĩnh vực xây dựng. Hãy theo dõi Xây Dựng Ngân Thịnh để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mới nhất bạn nhé.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x