Bổ Trụ Là Gì? Cách Xây Bổ Trụ

công ty tnhh đầu tư thiết kế xây dựng ngân thịnh

Bổ Trụ Là Gì? Cách Xây Bổ Trụ

 Ngày đăng: 04/03/2024 05:29 PM

    Bổ trụ là một giải pháp gia tăng sự kiên cố của kết cấu tường trong xây dựng. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ bổ trụ là gì thì hãy tham khảo ngay nội dung sau, Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ giải thích chi tiết cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!

    Phần tường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết cấu vững chắc của ngôi nhà, chống chịu lại những tác động của ngoại lực và thiên nhiên. Tuy nhiên, để xây dựng được những bức tường thẳng đứng, bằng phẳng, vững chãi, không bị lệch, nghiêng ngã, xiêu vẹo không phải là chuyện dễ dàng.

    Một trong những phương án gia tăng khả năng chống chịu và độ vững chắc của tường là xây dựng bổ trụ. Hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu xem bổ trụ là gì và các nguyên tắc khi thi công bổ trụ trong nội dung sau đây. Hãy theo dõi ngay nhé!

    Bổ trụ là gì?

    bo tru la gi

    Bổ trụ (trụ đứng - Complementary pillar) là phần tường được xây lồi ra phía trước nhìn giống như là những cây cột áp sát vào tường.

    Ý nghĩa của việc thi công bổ trụ

    Bổ trụ giúp cho những bức tường được kiên cố, vững chắc và ổn định hơn. Trong kết cấu các công trình bê tông cốt thép, tường không phải là thành phần chống chịu lực chính nhưng lại chịu trực tiếp những tác động của môi trường như gió, mưa, giông bão, nhiệt độ cao, trọng lực, … Phần bổ trụ sẽ giúp gia tăng khả năng chống chịu của tường và kéo dài tuổi thọ cho công trình.

    Xây dựng trụ đứng là phương pháp thi công đã có từ thời La Mã cổ đại nhưng đến ngày nay vẫn được sử dụng rất phổ biến, được thiết kế với nhiều kiểu dáng mới mẻ, sáng tạo, bắt kịp xu hướng và tăng tính thẩm mỹ cho công tri2nhy.

    Nguyên tắc bố trí bổ trụ trong xây dựng

    nguyen tac bo tri bo tru trong xay dung

    Bổ trụ thường được xây dựng cho những bức tường đơn lẽ hoặc vách tường gạch dài vì những loại tường này không có điểm chịu lực nên rất dễ bị nghiêng, thậm chí là đổ sập. Trụ đứng sẽ giúp các bức tường này có điểm tựa, trở nên vững vàng hơn.

    Nguyên tắc bố trí bổ trụ như sau:

    • Sử dụng vật liệu nhẹ để làm tường ngăn và tường chịu lực;
    • Cần có thêm cốt thép trong kết cấu để tăng độ vững chắc và có khả năng chống lại các tác động cơ học;
    • Trụ thường cách nhau 2.4 - 3m để đảm bảo sự cân đối, phân bổ lực đều ở mọi phía;
    • Đầu tường có cột cần cố trí thêm trụ cột bằng ½ viên gạch;
    • Giao nhau với gạch cần bố trí ¼ viên gạch;
    • Vị trí tường giao nhau bố trí liên tiếp giữa ½ viên gạch;
    • Cột giữ tường, sắp xếp xen kẽ ¾,  ½  và ¾ viên gạch.

    Những quy định trong thiết kế và xây dựng bổ trụ

    nhung quy dinh trong thiet ke va xay dung bo tru

    Bổ trụ được xây từ gạch nên phải tuân theo các quy định về kết cấu và tiêu chuẩn gạch xây. Ngoài ra thì còn phải chú ý thêm những điều sau đây:

    • Tiết kiệm xi măng khi thiết kế kết cấu gạch đá và nên sử dụng các vật liệu tại địa phương;
    • Tường ngăn nên dùng các vật liệu nhẹ như bê tông tổ ong, bê tông nhẹ… còn tường ngoài nên chọn vật liệu có tính cách nhiệt cao;
    • Kết cấu gạch đá/ gạch đá có cốt thép cần có lớp bảo vệ cốt thép để gia tăng khả năng chống chọi của tường trước các tác động xâm thực của môi trường hoặc các tác động cơ học khác;
    • Trong quá trình vận chuyển, sử dụng phải đảm bảo độ bền và độ ổn định của kết cấu gạch đá/ gạch đá cốt thép.
    • Lựa chọn phương án thi công phù hợp nhất với địa phương.

    >>> XEM THÊM:

    Hy vọng qua những thông tin mà Xây Dựng Ngân Thịnh chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được bổ trụ là gì, ý nghĩa và nguyên tắc xây dựng bổ trụ cho công trình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại gọi đến hotline: 09022 511 461, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Thêm vào giỏ hàng Mua ngay
    Zalo
    Hotline
    x