Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Chi Tiết, Dễ Hiểu

Cách Đọc Bản Vẽ Xây Dựng Chi Tiết, Dễ Hiểu

 Ngày đăng: 15/05/2023 08:52 AM

    Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu ngành xây dựng, thường gặp khó khăn hoặc chưa biết cách đọc bản vẽ xây dựng bởi bản thiết kế đều sử dụng các ký hiệu và biểu tượng chuyên ngành. 

    Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ hướng dẫn đến bạn các bước cơ bản để biết cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở hiệu quả, nhanh chóng.

    Giới thiệu về bản vẽ xây dựng

    ban ve xay dung

     

    Bản vẽ xây dựng hay bản vẽ kỹ thuật là thuật ngữ chỉ chung những bản phác họa cụ thể để tạo ra các thông tin áp dụng trong sản xuất và được đưa vào hợp đồng xây dựng. Bản vẽ có chức năng là cung cấp những hình ảnh, demo để đưa vào thực tế, hạn chế sai số và nhầm lẫn. Có 2 cách để tạo ra bản vẽ. Đó là phương pháp thiết kế thủ công hoặc bằng phần mềm máy tính.

    Vì sao nên có bản vẽ xây dựng?

    Dưới đây là những chức năng quan trọng mà bản vẽ mang đến công trình xây dựng:

    • Tiết kiệm chi phí: có bản vẽ xây dựng sẽ giúp gia chủ ước tính được chi phí cần bỏ ra và tính toán được toàn bộ chi phí thiết kế cho ngôi nhà;
    • Dự toán khối lượng vật tư: bản vẽ sẽ giúp gia chủ dự toán được khối lượng vật tư, trang thiết bị cần thiết cho ngôi nhà, đảm bộ tiến độ của cả công trình. 
    • Đảm bảo được tính thẩm mỹ: bản vẽ sẽ giúp bạn hình dung được công trình của mình khi hoàn thành như thế nào cũng như kịp thời sửa chữa những chi tiết chưa hợp lý để mang đến không gian phù hợp nhất. 

    Cách đọc bản vẽ xây dựng đúng kỹ thuật

    cach doc ban ve xay dung dung ky thuat

     

    Để giảm thiểu sai sót trong quá trình thi công thì việc đầu tiên bạn cần quan tâm là trình tự đọc bản vẽ xây dựng. Cụ thể bạn sẽ đọc bản vẽ tổng thể mặt bằng => đọc bản vẽ phối cảnh => đọc bản vẽ mặt đứng => đọc bản vẽ mặt cắt => đọc bản vẽ kết cấu.

    Cách đọc bản vẽ tổng thể mặt bằng

    Bản vẽ tổng thể mặt bằng là loại bản vẽ đầu tiên bắt buộc phải có trước khi tiến hành xây dựng. Bản vẽ này sẽ giúp bạn hiểu rõ mối quan hệ giữa các hạng mục xây dựng trong toàn bộ công trình. Bạn sẽ đọc lần lượt từ tầng thấp đến cao sau đó đến các phòng chức năng cụ thể.

    Trong bản vẽ này, mặt bằng ngôi nhà sẽ được thể hiện là một mặt phẳng cắt ngang, cao hơn nền nhà khoảng 1.5m. Nếu ngôi nhà có nhiều tầng và có thiết kế khác nhau thì mỗi tầng sẽ có mặt bằng riêng, ngược lại thì chỉ cần dùng một mặt bằng tầng điển hình là được.

    Bên cạnh đó, vị trí đặt các đồ dùng nội thất cũng được thể hiện rõ thông qua các ký hiệu giúp bạn dễ nhận biết và hình dung, cầu thang sẽ được thể bằng đường gấp khúc theo hướng đi lên.

    Thông qua các đường nét, độ đậm nhạt mà bạn có thể đọc hiểu bản vẽ. Đường bao quanh tường, cột, vách ngăn sẽ dùng nét cắt. Đối với các hình chiếu thì sẽ dùng nét vẽ cơ bản, thiết bị hoặc các vật dụng trong nhà sẽ được thể hiện bằng nét vẽ mảnh hơn so với nét cắt vẽ đường bao quanh.

    Lưu ý quan trọng về dãy kích thước được thể hiện trên bản vẽ thiết kế mặt bằng mà bạn cần nắm trước khi đọc như sau:

    • Dãy kích thước sát đường bao: sẽ được ghi chú cụ thể về kích thước trong các mảng tường, các lỗ cửa;
    • Dãy thứ 2: thể hiện kích thước khoảng cách của các trục tường, trục cột,...;
    • Dãy ngoài cùng: thể hiện kích thước giữa các trục tường biên (theo chiều dọc hoặc chiều ngang)

    Cách đọc bản vẽ mặt bằng chính xác sẽ giúp bạn xác định rõ các yếu tố sau đây:

    • Kích thước thông thủy của mỗi phòng (chiều dài và chiều rộng);
    • Kích thước cụ thể giúp xác định vị trí của các lỗ cửa (nằm ở trên tường hoặc vách ngăn), chiều rộng của các cánh thang,...;
    • Kích thước và độ dày của tường nhà, vách ngăn, kích thước mặt cắt của cột;
    • Kích thước diện tích của từng phòng chức năng (thường dùng là m2 nhưng không ghi trực tiếp trên bản vẽ), được ký hiệu bằng cách gạch dưới con số thể hiện diện tích. 

    Cách đọc bản vẽ mặt đứng

    Bản vẽ mặt đúng là bản vẽ thể hiện hình dáng của ngôi nhà xét từ nhiều góc độ nhìn thấy (có thể từ trên xuống, từ trái sang phải, trước ra sau,...). Tuy nhiên chính xác nhất là góc được nhìn từ hướng của nhiều người nhìn thấy. Bên cạnh đó, bản vẽ này còn thể hiện sự cân đối về tỷ lệ của các không gian chức năng trong nhà ở.

    Cách đọc bản vẽ mặt đứng chính xác sẽ giúp bạn xác định đúng hướng nhìn chính xác của ngôi nhà.  Ví dụ, bản vẽ mặt đứng trục A-C sẽ thể hiện theo hướng trực diện được nhìn từ mặt tiền vào, còn mặt đứng trục C-A sẽ được nhìn từ hướng phía sau ngôi nhà. Bản vẽ mặt đứng trục 5-1 sẽ thể hiện theo hướng nhìn từ trái sang phải, mặt đứng trục 1-5 sẽ ngược lại theo chiều từ phải sang trái.

    Ngoài ra, trên bản vẽ này có thể không ghi kích thước cụ thể, nếu cần thiết có thể bổ sung tên các trục đường biên cho dễ nhận biết.

    Cách đọc bản vẽ mặt cắt

    Bản vẽ mặt cắt là hình cắt thu được khi cắt ngang qua diện tích ngôi nhà theo một chiều cụ thể (chiều dọc hoặc chiều ngang). Cách đọc bản vẽ mặt cắt chính xác sẽ giúp bạn biết được chiều cao của các tầng, kích thước, hình dáng và vị trí của cầu thang cùng các chi tiết kiến trúc khác trong không gian nhà ở.

    Cách đọc bản vẽ kết cấu

    Bạn có thể đọc hiểu bản vẽ kết cấu thông qua các ký hiệu hoặc nét vẽ. Cụ thể:

    • Cốt chịu lực: vẽ bằng nét liền đậm (s đến 2s);
    • Cốt phân bố, cốt đai: vẽ bằng nét liền đậm vừa (2s);
    • Đường bao quanh cấu kiện: vẽ bằng nét liền mảnh (3s);
    • Số lượng thanh thép: con số ghi trước ký hiệu φ, nếu là 1 thanh thì sẽ không ghi;
    • Chiều dài thanh thép: được thể hiện bởi con số đứng sau chữ L;
    • Khoảng cách giữa 2 trục thanh thép: là con số đứng sau chữ a.

    Một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi đọc bản vẽ kết cấu như sau:

    • Chỉ cần ghi rõ tại lần đầu tiên gặp phải, về sau chỉ cần ghi chú theo các ký hiệu đã thống nhất là được;
    • Ghi rõ tỷ lệ mà bản vẽ đang chiếu theo để dễ dàng đối chiếu và so sánh.

    Bản vẽ thiết kế xây dựng gồm những gì?

    Căn cứ vào từng đơn vị thi công mà sẽ có bố cục và cách diễn giải khác nhau. Tuy nhiên, một bộ hồ sơ thiết kế tiêu chuẩn vẫn phải có đầy đủ các danh mục sau:

    Phần kiến trúc

    Nội dung của phần kiến trúc bao gồm:

    • Bản vẽ gồm có mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt;
    • Có ảnh phối cảnh của mặt tiền;
    • Bản vẽ kết cấu chi tiết cầu thang;
    • Bản vẽ kết cấu chi tiết lát sàn. 

    Phần kết cấu của bản vẽ

    Kết cấu của bản vẽ có 7 phần chính:

    • Ghi chú các quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công xây dựng;
    • Bản vẽ bao gồm mặt bằng móng và chi tiết móng;
    • Bản vẽ gồm có mặt bằng định vị cột và chi tiết kết cấu cột;
    • Bản vẽ gồm có mặt bằng đơn vị dầm và chi tiết dầm tầng;
    • Bản vẽ gồm có mặt bằng kết cấu sàn tầng;
    • Bản vẽ gồm có mặt bằng đơn vị lanh tô;
    • Bảng thống kê chi tiết về cột thép. 

    Phần điện

    Yêu cầu của bản vẽ phần điện gồm có:

    • Bản vẽ thiết kế chiếu sáng;
    • Bản vẽ thiết kế vị trí ổ cắm và công tắc;
    • Bản vẽ thiết kế hệ thống mạng Lan và internet;
    • Thống kê các loại vật tư. 

    Phần nước

    Bản vẽ kỹ thuật của hệ thống nước bao gồm:

    • Bản vẽ thiết kế hệ thống lọc nước tổng;
    • Bản vẽ hệ thống nước nóng trung tâm;
    • Bản vẽ hệ thống cấp nước;
    • Bản vẽ hệ thống thoát nước;
    • Bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước toàn nhà;
    • Thống kê các loại vật tư. 

    Các loại bản vẽ xây dựng hiện nay

    Bản vẽ xây dựng có vai trò quan trọng đối với các công trình xây dựng. Với sự đa dạng của nhiều công trình mà bản vẽ được triển khai với nhiều loại khác nhau. Hiện nay, có 3 loại bản vẽ được kiến trúc sư sử dụng phổ biến. Đó là:

    Bản vẽ phác thảo

    Bản vẽ phác thảo hay bản vẽ khái niệm được sử dụng theo bản vẽ tự do, nhanh chóng và đơn giản. Mục đích đơn thuần là để truyền đạt đến tổ sản xuất các khái niệm thẩm mỹ. 

    Bản vẽ thi công

    Đây là bản vẽ cung cấp những thông số kỹ thuật bao gồm kích thước, đồ họa và được sử dụng trong các công trình.

    Bản vẽ kỹ thuật

    Đây là bản vẽ quan trọng nhất trong xây dựng, có chức năng xác định yếu tố kỹ thuật của ngôi với mục đích là để hiểu rõ những đặc điểm hình học của từng chi tiết trong ngôi nhà.

    Quy định về khung bản vẽ và khung tên trong bản thiết kế

    Quy định về khung bản vẽ và khung tên trong bản thiết kế bao gồm: 

    Nội dung ở khung tên

    Nội dung ở khung tên bao gồm các thông tin sau:

    STT

    Nội dung cần ghi trên bản vẽ

    1

    Phần ghi chú bao gồm: Lần nộp, các nội dung điều chỉnh và ngày nộp

    2

    Tên chủ đầu tư, địa chỉ và chức danh người đó (nếu có)

    3

    Tên dự án và địa chỉ xây dựng của dự án

    4

    Tên của công trình

    5

    Tên đơn vị tư vấn thiết kế, địa chỉ, vị trí, chức danh, ký và ghi rõ họ tên và đóng dấu công ty đó

    6

    Hạng mục thực hiện các kiến trúc, kết cấu hay hệ thống điện nước.

    7

    Tên của bản vẽ xây dựng

    8

    Số hợp đồng

    9

    Giai đoạn thực hiện như thế nào

    10

    Năm nào hoàn thành

    11

    Tỉ lệ của bản vẽ xây dựng

    12

    Ký hiệu của bản vẽ xây dựng

    Tỷ lệ trong bản vẽ thiết kế

    Tỷ lệ của bản vẽ là phần tỷ số giữa thước đo trên hình biểu diễn và các kích thước tương ứng đo trên vật thể ngoài thực tế. Bao gồm các tỷ lệ sau:

    • Tỉ lệ 1:50.000 đến 1:2000;
    • Tỉ lệ 1:1000 đến 1:500.

    Ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

    ky hieu thuong gap

     

    Nếu như trong bản vẽ có nhiều nét vẽ trùng nhau thì kiến trúc sư sẽ được ưu tiên thứ tự sau:

    • Nét liền đậm (đường bao thấy và là cạnh thấy).
    • Nét đứt (đường bao khuất và là cạnh khuất).
    • Nét chấm được gạch mảnh (giới hạn của mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu).
    • Nét chấm được gạch mảnh (đường tâm và là trục đối xứng).
    • Nét vẽ liền mảnh (đường kích thước).

    >>>XEM NGAY:

    Trên đây là những thông tin cơ bản về cách đọc bản vẽ xây dựng cũng như những lưu ý khi sử dụng bản vẽ kỹ thuật. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x