Cách Tính Độ Dốc Mái Nhà Tiêu Chuẩn 2023

Cách Tính Độ Dốc Mái Nhà Tiêu Chuẩn 2023

 Ngày đăng: 11/01/2023 04:07 PM

    Hiện nay có cách nào để tính độ dốc mái nhà thông dụng? Câu trả lời sẽ có tất tần tật tại bài viết dưới đây của Xây Dựng Ngân Thịnh. Hãy theo dõi ngay bạn nhé!

    Khi xác định được độ dốc mái nhà phù hợp trước khi tiến hành thi công sẽ giúp cho mái nhà của bạn thoát nước nhanh chóng khi trời mưa xuống từ đó kéo dài tuổi thọ. Những thông tin dưới đây Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ giúp cho bạn biết cách tính độ dốc mái nhà. Bạn đừng bỏ qua nhé!

    Độ dốc mái là gì?

    do doc mai la gi

    Để tránh tình trạng động nước hay thấm dột cho ngôi nhà thì khi thiết kế mái nhà cần phải có độ dốc nghiêng nhất định so với mặt phẳng nằm ngang.

    Mỗi loại nhà khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau và cũng sẽ có một độ dốc khác nhau. Chất liệu được sử dụng để làm mái và kết cấu của công trình sẽ quyết định độ dốc của mái. Vật liệu sẽ bị hao hụt càng nhiều khi mái càng dốc thoát nước càng nhanh.

    Cách tính độ dốc mái nhà

    cach tinh do doc mai nha

    Mỗi mái nhà với chất liệu khác nhau sẽ có độ dốc khác nhau. Thông thường sẽ là:

    • Độ dốc mái khoảng từ 27 - 35 độ thường là mái lợp ngói xi măng, ngói máy;
    • Độ dốc mái từ 45 độ thường là mái lợp bằng ngói vảy cá, ngói móc;
    • Độ dốc mái từ 25 độ thường lợp bằng ngói máng;
    • Với độ dốc từ 18 - 60 độ thường sẽ có mái lợp bằng Pro xi măng;
    • Độ dốc mái dao động từ 18 đến 35 độ thì mái thường là mái tôn.

    Công thức tính độ dốc mái

    Tỉ số giữa chiều cao của mái với chiều dài của mái chính là độ dốc của mái. Cụ thể để tính được độ dốc bạn cần sử dụng công thức sau:

    i = H/L x 100%

    Trong đó: 

    • i: độ dốc mái;
    • H: chiều cao của mái;
    • L: chiều dài của mái;

    Ví dụ:

    Với chiều cao H là 1m, chiều dài mái L là 10m thì theo công thức ta sẽ có được độ dốc là: i = 1/10 x 100% = 10%.

    Cách tính góc dốc mái

    Công thức tính góc dốc mái thường được sử dụng là:

    anpha = arctan (H/L) / 3,14 x 180

    Ví dụ:
    Với chiều cao H là 1m, chiều dài mái L là 10m thì theo công thức ta sẽ có được góc dốc mái là: anpha =  arctan (1/10) / 3,14 x 180 = 5,7 độ.

    Cách tính diện tích mái

    Để có thể tích được diện tích mái bạn có thể áp dụng công thức sau: 

    b^2 = a^2 + c^2

    Trong đó:

    • a: chiều cao từ đỉnh kèo thép đến mái;
    • b: cạnh của mái;
    • c: ½ chiều rộng mặt sàn.

    Ví dụ: Ta có một căn nhà hình chữ nhật có diện tích mặt bằng là 80m2, chiều dài 20m2, chiều rộng 4m, chiều cao a từ đỉnh kèo thép đến mái là 2m. Áp dụng công thức trên thì ta sẽ được:

    b^2 = 2^2 + 2^2 = 8m. b= 2,828 m

    Diện tích mái = 2 x 2,828 x 20 = 113,12 m2

    Cách tính mái theo diện tích sàn

    cach tinh do doc mai san

    Thông thường đối với những thợ có kinh nghiệm thì người ta sẽ dựa vào diện tích mặt sàn để xác định diện tích mái.

    Thông thường thì 100% diện tích mặt sàn chéo sẽ theo mái nhà nếu bạn lợp ngói và làm trần giả bên dưới. Và diện tích mái ngói sẽ bằng 150% - 175% diện tích mặt sàn nếu bạn đổ sàn bằng bê tông. Diện tích mái sẽ bằng 125% diện tích mặt sàn nếu mái ngói có trần làm từ thạch cao. Với chất liệu tôn thì bình thường diện tích mái sẽ là 30% so với diện tích sàn.

    ĐÓN XEM:

    Như vậy là Xây Dựng Ngân Thịnh cũng đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin liên quan đến cách tính độ dốc mái nhà. Hy vọng từ những công thức trên bạn đã có thể áp dụng để tính được độ dốc mái phù hợp cho ngôi nhà của mình.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x