Cọc Khoan Nhồi Là Gì? Quy Trình Chi Tiết Thi Công Cọc Khoan Nhồi
Bài viết dưới đây của Xây Dựng Ngân Thịnh không chỉ cung cấp đến bạn khái niệm cọc khoan nhồi là gì mà còn chia sẻ những thông tin liên quan đến loại cọc này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Thi công cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng ngày nay, giúp công trình đảm bảo tính an toàn và khắc phục được nhược điểm của những phương án ép cọc khác.
Vậy cọc khoan nhồi là gì? Quá trình thi công cọc khoan nhồi diễn ra như thế nào? Thông tin chi tiết về chủ đề này sẽ được Xây Dựng Ngân Thịnh giải đáp tại những nội dung sau.
Cọc khoan nhồi là loại móng sâu có đường kính từ 60 - 300 cm, được ứng dụng phổ biến trong xây dựng trong những năm trở lại đây. Đây được xem là một trong những giải pháp thi công móng hiệu quả trong việc gia cố và giữ ổn định cho công trình.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc tiên tiến và thiết bị hiện đại, người ta có thể thi công cọc khoan nhồi với độ sâu và mở rộng đường kính cọc một cách dễ dàng hơn.
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, cọc khoan nhồi đang được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng cụ thể như:
Tùy theo điều kiện địa chất và yêu cầu kỹ thuật của dự án, đơn vị thi công có thể áp dụng một số công nghệ sau đây để thi công:
Có thể nói cọc khoan nhồi là phương pháp không thể thay thế trong thi công nền móng bởi chúng sở hữu nhiều ưu điểm mà các loại cọc khác không có. Cụ thể:
Ngoài những ưu điểm kể trên, phương pháp thi công cọc nhồi còn tồn tại một số nhược điểm như:
Quy trình thi công chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của cọc khoan. Sự kết hợp của nhiều công đoạn và kinh nghiệm trong thi công xây dựng cũng ảnh hưởng đến quá trình thi công thực tế.
Quá trình thi công cọc khoan nhồi tiêu chuẩn gồm các bước sau đây:
Công tác chuẩn bị và khảo sát khi thực hiện các hạng mục của công trình luôn là điều cần thiết và bắt buộc. Đối với cọc khoan nhồi, nhà thầu cần xác định và đảm bảo các điều kiện sau:
Đồng thời, bạn cũng cần lên kế hoạch cho các trường hợp để đảm bảo quá trình thi công diễn ra tối ưu hơn:
Ống vách có chức năng là định vị, chỉ dẫn cho mũi khoan thi công đúng hướng, hỗ trợ ổn định cho bề mặt của lỗ khoan và tránh cho đất đá rơi xuống lỗ khoan. Bên cạnh đó, đây còn là sàn đỡ giúp quá trình buộc nối, lắp dựng cột thép diễn ra nhanh chóng.
Quá trình rung hạ ống vách cần làm là:
Trước tiên, các kỹ sư cần xác định chiều sâu của lớp mùn khoan cần tạo nét, sau đó mới đến công đoạn kiểm tra độ sâu của hố khoan. Bởi lớp mùn có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của lớp cọc sau này.
Nếu hố khoan có nước thì dùng ống PVC hoặc ống kim loại có đường kính từ 60-100mm đưa xuống đáy hố khoan. Cuối cùng dùng khí nén bơm ngược đẩy bùn, nước ra ngoài đến khi đạt được yêu cầu.
Dựa vào bản vẽ thiết kế, các kỹ sư sẽ tiến hành lắp dựng cốt thép theo đúng yêu cầu. Lồng thép có thể được thực hiện trước và vận chuyển đến công trình để tiến hành đổ bê tông.
Đây là công đoạn thổi rửa đóng vai trò rất quan trọng vì chúng quyết định phần lớn chất lượng của cọc khoan cũng như nền móng của công trình về sau. Khi thực hiện công đoạn này, bạn sẽ rút ngắn được phần lớn thời gian và tối thiểu hóa nhiều khoản chi phí về sau.
Bê tông được đưa đặt dưới hố khoan thông qua ống đổ và dâng cao dần lên và đẩy nước dung dịch trào lên trên miệng hố khoan. Ổng đổ bê tông luôn ngập trong bê tông tối thiểu là 2m để đảm bảo đề mặt bê tông không lẫn tạp chất.
Bước cuối cùng là kiểm tra và nghiệm thu kết quả để phát hiện, điều chỉnh những sai sót không đáng có trước khi thi công các hạng mục kế tiếp.
THAM KHẢO NGAY:
- Kim Lâu Là Gì? Cách Xác Định Tuổi Kim Lâu Chính Xác
- Phào Chỉ Là Gì? Tác Dụng Và Các Phân Loại Phào Chỉ Phổ Biến
- Gạch Thẻ Là Gì? Công Dụng Của Gạch Thẻ Trong Xây Dựng
Vậy là Xây Dựng Ngân Thịnh đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích liên quan đến cọc khoan nhồi là gì cũng như quy trình thi công cọc tiêu chuẩn hiện nay. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức mới về ngành xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.