Đà Kiềng Là Gì? Cao Độ Của Đà Kiềng Và Cách Thi Công

công ty tnhh đầu tư thiết kế xây dựng ngân thịnh

Đà Kiềng Là Gì? Cao Độ Của Đà Kiềng Và Cách Thi Công

 Ngày đăng: 21/11/2022 09:20 AM

    Đà kiềng là gì? Công dụng thật sự của đà kiềng trong thi công xây dựng quan trọng như thế nào? Xây Dựng Ngân Thịnh hôm nay sẽ giải đáp tất tần tật thông tin liên quan đến đà kiềng thông qua bài viết sau đây.

    Đối với lĩnh vực xây dựng nói chung và thợ xây nói riêng, đà kiềng là một thuật ngữ phổ biến, quen thuộc trong mỗi công trình thi công, tuy nhiên với những người lần đầu tiếp xúc với thuật ngữ này thì còn khá hoang mang và không biết ý nghĩa thật sự của đà kiềng là gì.

    Chính vì thế, Xây Dựng Ngân Thịnh hôm nay sẽ gửi đến bạn nội dung được chia sẻ sau đây nhằm giúp bạn gỡ rối được thắc mắc trên, cùng nhau tham khảo bạn nhé.

    Đà kiềng là gì?

    Da kieng la gi

    Đà kiềng có thể hiểu nôm na là một đoạn giằng cột trong công trình xây dựng có chức năng giúp kết nối các cột lại với nhau, thường ở chân cột và cao hơn đài móng, tác dụng chính của việc này là giúp chịu một phần lực và nâng đỡ cho cột, từ đó tạo nên bộ khung chắc chắn cho ngôi nhà.

    Cao độ của đà kiềng như thế nào thì đúng chuẩn

    Tùy vào từng công trình thi công và nền móng được xây dựng mà kích thước của đà kiềng cũng có nhiều sự chênh lệch tương đối. Đối với công trình xây dựng bằng móng đơn hoặc móng băng, đà kiềng thường có cao độ mặt trên thấp hơn mặt nền khoảng từ 7 - 10cm.

    Bên cạnh đó, với những công trình xây dựng bởi móng cọc bằng cừ tràm, đà kiềng sẽ có cao độ ngang và dọc hoặc bằng với cao độ của đài cọc. Kiểu thi công này mang lại rất nhiều ưu điểm nổi bật như dễ dàng thi công, tạo ra tính toàn khối tốt giữa đài cọc và đà kiềng, tiết kiệm chi phí đổ bê tông.

    Đối với công trình xây dựng nhà ở phố, cao độ của đà kiềng ngang và đáy của đà kiềng dọc sẽ bằng với cao độ đài cọc. Ưu điểm phương pháp này sẽ giúp công trình thi công dễ dàng hơn, tuy nhiên trong quá trình xây dựng cần tuân thủ những quy chuẩn phù hợp để đảm bảo chất lượng cho công trình.

    *Lưu Ý: không được thi công đà kiềng thấp hơn đài cọc và xây bó nền bằng gạch, điều này sẽ khiến nước dễ ngấm theo bó, làm cho tường bị ẩm, từ đó giảm đi chất lượng của kết cấu và độ thẩm mỹ của công trình.

    Vai trò của đà kiềng

    Vai tro cua da kieng

    Có thể nói, đà kiềng đóng một vai trò quan trọng cho công trình xây dựng bởi công dụng giúp chống lún lệch giàn móng và nâng đỡ tường nhà vô cùng hiệu quả. 

    Trường hợp công trình nhà ở nằm ở thành thị có nhiều nhà dân xung quanh liền kề nhau, lúc này buộc phải sử dụng móng cọc cừ tràm hoặc bê tông cốt thép, khi đó độ lệch tâm giữa cột và các cọc rất lớn, vì vậy đà kiềng sẽ chịu được lực uốn cho ngôi nhà thông qua các cột móng.

    Bên cạnh đó, một số công dụng khác của đà kiềng trong xây dựng có thể kể đến như sau:

    • Cố định chân cột và giữ tính ổn định giữa các chân cột;
    • Chịu được ứng suất do công trình gây ra, hạn chế tối đa tình trạng lún sụt nền móng;
    • Đảm bảo được tải trọng lực của tường, giảm thiểu tốt khả năng nứt tường trong thời gian dài sử dụng.

    Phân biệt giữa đà kiềng và giằng móng

    Sẽ có không ít người lẫn lộn công dụng giữa đà kiềng và giằng móng với nhau, vì vậy Xây Dựng Ngân Thịnh có thể giải thích cho bạn về những điểm khác biệt của 2 giải pháp thi công này như sau.

    Giằng móng (dầm móng) là một phương pháp thi công xây dựng có kết cấu nằm theo phương ngang (trong khi đó đà kiềng có thể theo phương ngang hoặc dọc), nhiệm vụ chính giúp đỡ 1 phần lực của bao truyền vào móng, vị trí đặt giằng móng tùy thuộc vào vị trí của tường.

    Kết cấu chính của dầm móng được làm từ bê tông cốt thép và sở hữu rất nhiều kiểu dạng hình dáng khác nhau, thường là chữ T hoặc hình thang. Cao độ của mặt trên giằng móng thường được thi công thấp hơn mặt nền khoảng 50mm (đà kiềng thì phải cao hơn nền và đài cọc).

    Ngoài ra, giằng móng sẽ được thi công dưới đà kiềng, có tác dụng dùng để nối liền những đài đế lại với nhau, đặt chìm vào trong đài móng, từ đó chân cột sẽ được cố định chắc chắn, giúp khoảng cách giữa các chân cột ổn định hơn trong quá trình thi công.

    Cách thi công đà kiềng hiệu quả

    Cach thi cong da kieng hieu qua

    Nhằm đạt được hiệu quả công trình chất lượng, vững chắc, bền vững theo thời gian, bạn có thể thực hiện công việc thi công đà kiềng theo những bước như sau.

    • Bước 1: buộc thép thành từng khung và lắp vào các vị trí phù hợp, đồng thời buộc thêm các viên kệ dày khoảng 30mm vào lớp thép;
    • Bước 2: lắp dựng gỗ kết hợp với đóng thành từng hộp, sau đó đặt ván khuôn và điều chỉnh làm sao cho phù hợp với vị trí thiết kế ban đầu;
    • Bước 3: sau đó đổ bê tông vào khuôn và để khô khoảng 1 ngày rồi thực hiện tháo khuôn giằng móng;

    *Lưu ý: Đối với công trình xây dựng trên nền đất yếu, bạn nên sử dụng đà kiềng để đem đến được sự vững chắc cho công trình, nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản.

    >>XEM NGAY: Vì Sao Nên Xây Nhà Cho Thuê? Kinh Nghiệm Xây Nhà Cho Thuê

    Tóm lại, với những thông tin vừa được Xây Dựng Ngân Thịnh chia sẻ, chúng tôi hy vọng bạn có thể hiểu và nắm rõ hơn về phương pháp thi công đà kiềng là gì. Nếu cảm thấy bài viết này thật sự bổ ích, hãy lan tỏa đến nhiều đọc giả khác biết đến bạn nhé.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Thêm vào giỏ hàng Mua ngay
    Zalo
    Hotline
    x