Nền Móng Là Gì? Quy Trình Xây Dựng Nền Móng Chi Tiết

Nền Móng Là Gì? Quy Trình Xây Dựng Nền Móng Chi Tiết

 Ngày đăng: 10/05/2023 09:03 AM

    Nền móng là gì? Ứng dụng của nền móng trong xây dựng là gì? Có mấy loại nền móng? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau. Mời các bạn cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu. 

    Ngày nay, không thể phủ nhận tầm quan trọng của nền móng khi kết cấu này được ứng dụng phổ biến trong việc chống đỡ và chịu lực cho toàn bộ công trình xây dựng, ảnh hưởng đến chất lượng của công trình và an toàn cho người sử dụng.

    Vậy nền móng là gì? Quy trình xây dựng nền móng công trình bao gồm các bước nào? Hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu thông tin tại những nội dung dưới đây. 

    Nền móng là gì?

    nen mong la gi

     

    Nhiều người hay nhầm lẫn nền móng là thuật ngữ biểu hiện một loại kết cấu. Tuy nhiên nền móng là hai bộ phận khác nhau hoàn toàn. Chính vì vậy, mỗi loại sẽ có những khái niệm riêng biệt. 

    Nền là mặt phẳng nằm dưới lớp đất dày, có tác dụng để đỡ móng nhà và phân bố đều tải trọng của công trình phía trên. Móng là một bộ kết cấu của công trình, nằm ở vị trí dưới cùng của ngôi nhà, thường kết hợp với cột, tường để chịu lực xung quanh, đảm bảo được sự kiên cố vững chắc của công trình nhằm nâng cao tuổi thọ của ngôi nhà. 

    Nhìn chung, quy trình thi công nền móng công trình hay nền móng nhà ở đều có đặc điểm giống nhau, chỉ khác biệt về độ dày và cấu tạo. Tùy theo trọng tải, số tầng và loại đất nơi xây dựng sẽ có những loại móng phù hợp. 

    Phân loại nền

    Ngày nay, người ta chia nền thành hai loại chính là nền nhân tạo và nền thiên nhiên. Trong đó:

    • Nền thiên nhiên: là lớp nền đất có kết cấu tự nhiên, nằm ngay dưới móng, có chức năng chịu tải trọng công trình do móng truyền xuống. Khi sử dụng nền thiên nhiên thì không cần dùng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao tính chất xây dựng của nền. 
    • Nền nhân tạo: khi nền móng tự nhiên không đủ khả năng chịu lực của các kết cấu, khi đó người ta sẽ áp dụng các giải pháp nâng cao khả năng chịu lực của nền. Chẳng hạn như gia tải trước, gia tải trước kết hợp với biện pháp tăng tốc độ thoát nước. 

    Phân loại móng nhà

    phan loai mong nha

     

    So với nền, móng có kết cấu phức tạp và đa dạng gấp nhiều lần. Theo đó, quá trình thi công móng cũng trải qua nhiều bước với yêu cầu kỹ thuật cao. Trên thị trường hiện nay, móng được phân loại dựa trên vật liệu sản xuất, gồm có: móng gạch, móng gỗ, móng bê tông cốt thép, móng đá,... Trong đó, móng bê tông cốt thép là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất. 

    Bên cạnh đó, móng còn được phân loại dựa vào độ cứng và theo cấu tạo. Mỗi dòng sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. 

    Quy trình xây nền móng đúng cách 

    Để xây nền móng an toàn và kiên cố. Bạn cần tiến hành theo các bước sau: 

    Bước 1: Khảo sát địa chất nền móng 

    Đây là yếu tố quan trọng góp phần ảnh hưởng đến trực tiếp chất lượng của công trình. Do đặc tính của các nền móng tại mỗi khu vực sẽ khác nhau nên việc khảo sát địa chất sẽ giúp chủ đầu tư xác định được chất lượng của đất và có những phương án thi công phù hợp. 

    Bước 2: Thiết kế nền móng

    Trên thị trường hiện nay có nhiều loại móng và mỗi loại móng sẽ phù hợp với từng công trình khác nhau. Gia chủ nên khảo sát và cân nhắc chọn loại móng tương thích với diện tích và địa chất. 

    Thông thường, các tòa nhà cao tầng chịu tải trọng lớn sử dụng nền móng cọc nhồi có kích thước từ 0.8m - 1.4m hoặc sử dụng loại cọc 1m-1.2m. 

    Bước 3: Thi công xây dựng nền móng

    Sự an toàn và chất lượng của công phụ thuộc phần lớn vào quá trình xây dựng nền móng. Nếu khâu thi công kém chất lượng thì xảy ra các hiện tượng như tuổi thọ công trình thấp, nứt sàn, nghiêng,... Vì vậy, cần có đội ngũ thi công chất lượng và kế hoạch thi công cụ thể cho từng bước để đảm bảo chất lượng cho công trình. 

    Ngoài phụ thuộc địa chất nơi thi công, nền móng còn phụ thuộc nhiều vào tải trọng của cả công trình. Với những công trình có số tầng thấp, dưới 5 tầng thì phần móng sẽ đơn giản hơn là nhà cao tầng. 

    Phương pháp gia cố nền móng

    phuong phap gia co nen mong

     

    Có nhiều yếu tố tác động khiến kết cấu móng công trình xảy ra vấn đề khi đã hoàn tất thi công. Trong những tình huống như thế, biện pháp gia cố nền móng cần được thực hiện để phục hồi khả năng chịu lực và gia tăng tuổi thọ của công trình.

    Phương pháp gia cố nền móng bao gồm việc lắp đặt các gối đỡ tạm thời hoặc vĩnh viễn vào kết cấu móng hiện có để củng cố khả năng chịu lực theo yêu cầu. 

    Dưới đây là 6 biện pháp dùng trong công tác gia cố nền móng:

    • Phương pháp gia tải trước;
    • Phương pháp gia cố bằng cọc;
    • Phương pháp gia cố bằng cọc kích thước nhỏ;
    • Phương pháp gia cố bằng dầm và móng trụ;
    • Phương pháp gia cố bằng dầm gánh;
    • Phương pháp đào hố. 

    Nguyên tắc chung của các phương pháp này đều dùng để mở rộng kết cấu móng hiện có bằng cách đặt kết cấu móng lên lớp địa tầng tốt hơn theo kích thước về chiều dài hoặc chiều rộng. Tùy thuộc vào điều kiện địa chất và chiều sâu chôn móng, sẽ có các phương án gia cố phù hợp. 

    ĐỌC NGAY:

    Vậy là Xây Dựng Ngân Thịnh đã chia sẻ đến bạn khái niệm nền móng là gì cũng như phân loại nền móng hiện nay. Thực tế, nếu bạn đầu tư thiết kế kết cấu đúng cách trước khi công trình được xây lên, sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và tránh được việc gia cố nền móng sau này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x