Ván Khuôn Là Gì? Tiêu Chuẩn và Phân Loại Ván Khuôn Phổ Biến

Ván Khuôn Là Gì? Tiêu Chuẩn và Phân Loại Ván Khuôn Phổ Biến

 Ngày đăng: 09/05/2023 08:49 AM

    Ván khuôn là gì? Đặc điểm và tác dụng của ván khuôn trong xây dựng như thế nào? Đây có lẽ là thắc mắc của một số gia chủ hiện nay. Thực tế, với những người ngoài ngành xây dựng thì đây là một khái niệm hoàn toàn mới. 

    Tuy ván khuôn không phải là vật liệu to lớn trong xây dựng nhưng nếu không có sản phẩm này thì công trình sẽ không được đảm bảo và hiệu quả. Hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu thông tin về ván khuôn tại bài viết này nhé!

    Ván khuôn là gì?

    van khuon la gi

     

    Ván khuôn là một trong những khuôn mẫu được sản xuất theo phương pháp gia công, nhằm tạo ra hình thù các kết cấu trong công trình bê tông. Ván khuôn có vai trò quan trọng là tạo hình và quyết định chất lượng bề mặt cho các kết cấu của bê tông. 

    Ván khuôn được xem là một công cụ tuyệt vời để định hình và cố định bê tông từ lúc mới đổ cho đến khi lúc khô cứng lại. Có nhiều loại ván dùng trong ngành xây dựng với các nguyên liệu khác nhau như gỗ, nhựa, thép, nhôm,... Đặc điểm của từng loại là khác nhau, chính vì vậy, bạn cần dựa vào quy mô và tính chất của từng công trình xây dựng để lựa chọn loại ván khuôn phù hợp.

    Công dụng của ván khuôn là gì?

    Như đã đề cập trên, ván khuôn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo hình và quyết định chất lượng bề mặt cho kết cấu của bê tông. Ngoài ra, khi xây dựng các tòa nhà cao tầng, chung cư hay công trình giao thông, ván khuôn còn có chức năng đảm bảo an toàn trong xây dựng và thi công. 

    Tiêu chuẩn của ván khuôn

    tieu chuan van khuon

     

    Vật liệu trong xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo an toàn trong xây dựng và thi công. Vì vậy, ván khuôn cũng có những tiêu chuẩn riêng và bắt buộc phải có những yếu tố sau:

    • Độ chính xác cao;
    • Dễ dàng tháo gỡ và lắp đặt;
    • Có thể tái sử dụng nhiều lần;
    • Độ cứng cao, bền, không bị cong, vênh ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 

    Các loại ván khuôn hiện nay

    Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại ván khuôn đa dạng về mẫu mã, kích thước nhằm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng và mang đến cho chủ đầu tư nhiều sự lựa chọn tốt hơn. 

    Ván khuôn gỗ

    Ván khuôn gỗ gồm có gỗ xẻ và gỗ dán. Ưu điểm của ván khuôn gỗ xẻ là giá thành thấp và dễ chế tạo. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng lại dễ nứt và cong vênh, không đáp ứng được những công trình đòi hỏi độ chính xác và độ phẳng cao .

    Ván gỗ dán được chế tạo trong các nhà máy với kích thước là 1.2 x 2.4m, chiều dày từ 1-2.5cm. Ưu điểm của ván gỗ dán là mặt bằng phẳng, hạn chế bị cong vênh trong quá trình sử dụng, thời gian gia công nhanh, dễ tháo lắp và sử dụng được nhiều lần. 

    Ván khuôn thép 

    Ván cốp pha thép có chiều dày là 2 - 2.5cm, hệ sườn dọc, độ cứng ván khuôn từ 2.8 mm. Sản phẩm đã được định kích thước chuẩn nhất với các hình dạng khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật,...Sử dụng ván khuôn thép là giải pháp tối ưu giúp quá trình tháo gỡ và vận chuyển, di dời thuận tiện hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian và không gian lưu trữ. 

    Ván khuôn bê tông cốt thép

    Ván khuôn bê tông cốt thép được chế tạo từ thép cứng, phần bề mặt được lắp ghép và gia công đánh bóng tỉ mỉ. Ưu điểm của loại ván khuôn là dễ dàng lắp ghép và tháo lắp đơn giản, dễ sử dụng. 

    Ván khuôn bê tông cốt thép được sử dụng trong các công trình có yêu cầu cao về khả năng chống thấm như nhà vườn, nhà kho,... Tuy nhiên hạn chế của sản phẩm là giá thành công, tốn nhiều công sức thi công nên nếu không cần thiết thì không bắt buộc sử dụng loại bán khuôn này. 

    Ván khuôn nhựa

    Ván khuôn nhựa thường dùng trong công nghiệp xây dựng như lót sàn giả hoặc các công trình có kết cấu sàn, móng, tường, dầm,... Với ưu điểm là nhẹ, bền, chống thấm, giá rẻ nên ván khuôn nhựa được các chủ xây dựng đặc biệt yêu thích và sử dụng nhiều. 

    Yêu cầu kỹ thuật đối với các loại ván khuôn trong xây dựng

    yeu cau ky thuat van khuon

     

    Khi thi công ván khuôn, cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

    • Ván khuôn thi công và thiết kế cần đúng theo kích thước và hình dáng của bộ phận kết cấu công trình;
    • Đảm bảo được độ bền, cứng, ổn định và không bị biến dạng trong quá trình thi công;
    • Không làm thay đổi hay biến dạng các thành phần của bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông dưới tác động của môi trường bên ngoài;
    • Ván khuôn cần kít thít và không bị làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, không cho vữa bê tông bị chảy ra ngoài;
    • Không gây khó khăn trong việc lắp đặt cốt thép;
    • Đảm bảo an toàn khi sử dụng cho người dùng;
    • Hệ thống đỡ ổn định;
    • Ván khuôn sau khi sử dụng phải thực hiện bảo dưỡng cẩn thận như vệ sinh sạch sẽ, nhổ đinh, cạy bỏ hồ, bôi dầu mỡ chống gỉ, bảo quản nơi khô thuống…

     

    ĐỌC NGAY:

     

    Hy vọng với những thông tin mà Xây Dựng Ngân Thịnh đã chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ván khuôn là gì cũng như đặc điểm của từng loại ván khuôn hiện nay từ đó dễ dàng lựa chọn được vật liệu phù hợp với công trình của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x