Dầm Bê Tông Cốt Thép Là Gì? Cấu Tạo Vật Liệu
Dầm bê tông cốt thép là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dầm bê tông như thế nào? Tất cả sẽ được Xây Dựng Ngân Thịnh giải đáp trong bài viết dưới đây. Thông tin sẽ rất hữu ích đấy nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Trong xây dựng, dầm bê tông luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết cấu của cả công trình, đảm bảo chất lượng thi công và an toàn của người sử dụng. Trong nội dung dưới đây Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm dầm bê tông cốt thép là gì cũng như kinh nghiệm bố trí thép dầm sao cho hiệu quả nhất.
Dầm bê tông cốt thép là kết cấu cơ bản trong xây dựng, bao gồm bê tông và thép có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật. Kích thước của bê tông phụ thuộc vào diện tích của công trình xây dựng. Thông thường chúng được đặt ngang hoặc đặt dọc, có tác dụng đỡ toàn bộ tải trọng của mái nhà và dầm.
Trên thị trường hiện nay có một số loại dầm phổ biến là dầm sàn, dầm mái, dầm trục,... Ngoài ra, dầm bê tông được chia theo chức năng, bao gồm dầm chính và dầm phụ.
Dầm bê tông có cấu tạo từ hai vật liệu chính là bê tông và cốt thép. Trong cột thép gồm có cốt dọc chịu lực, cột dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Trong đó cốt thép là phần chịu lực được sử dụng nhóm AII hoặc nhóm CII, có đường kính 12-40mm. Cốt đai là bộ phận chịu lực ngang, có đường kính nhỏ hơn rất nhiều, khoảng 4mm.
Lớp bảo vệ cốt thép được tính từ mép ngoài bê tông đến mép cốt thép, có vai trò bảo vệ cốt thép không bị rỉ sét. Quy định về tiêu chuẩn kích thước như sau:
Ban đầu, khi tải trọng còn thấp, hình dạng của dầm bê tông còn nguyên vẹn. Tiếp đó, xuất hiện các khe nứt thẳng góc với trục dầm khi tải trọng bắt đầu tăng. Cuối cùng, khi tải trọng đã lớn thì dầm bị phá hoại hoặc tiết diện có khe nứt thẳng góc, hoặc tiết diện có khe nứt nghiêng.
Trong quá trình tác dụng tải trọng, độ võng của dầm tăng lên, ở trạng thái giới hạn của dầm theo khả năng chịu lực (tức là lực cản), nó được đặc trưng bởi sự phá hủy ở phần vuông góc với trục dầm hoặc tương ứng với phần nghiêng, do đó việc tính toán cấu kiện chịu uốn theo khả năng chịu lực bao gồm cả tính toán trên mặt cắt vuông góc và trên mặt cắt nghiêng.
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật dầm do kỹ sư lập thể hiện rõ các chi tiết về hình dạng, đường kính, chiều dài, số lượng. . . để thuận tiện cho việc thiết kế.
TÌM HIỂU THÊM:
- Phù Điêu Là Gì? Tổng Hợp Các Loại Phù Điêu Phổ Biến Hiện Nay
- Sàn Không Dầm Là Gì? Cấu Tạo & Ưu Nhược Điểm Sàn Không Dầm
- Ô Văng Là Gì? Các Quy Định Khi Xây Dựng Mái Hắt Mới Nhất
Hy vọng với những chia sẻ của Xây Dựng Ngân Thịnh trong bài viết này, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về dầm bê tông cốt thép là gì cũng như ứng dụng của dầm bê tông trong đời sống. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.