Ô Văng Là Gì? Quy Định Khi Xây Dựng Mái Hắt

Ô Văng Là Gì? Quy Định Khi Xây Dựng Mái Hắt

 Ngày đăng: 05/05/2023 09:24 AM

    Ô văng là gì? Vì sao phải sử dụng ô văng? Ô văng xây dựng gồm có những loại nào? Nếu bạn đang quan tâm về chủ đề này thì hãy theo dõi và tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của Xây Dựng Ngân Thịnh nhé!

    Hiện nay, ô văng là bộ phận ngoại thất không thể thiếu trong các công trình xây dựng nhà ở. Với nhiều công dụng tuyệt vời như đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tăng tính thẩm mỹ cho công trình, ô văng cửa sổ ngày được ưa chuộng và sử dụng bởi nhiều hộ gia đình. 

    Vậy ô văng là gì? Quy định để xây ô văng ra sao? Tất cả sẽ được Xây Dựng Ngân Thịnh giải đáp qua những nội dung sau.  

    Ô văng là gì?

    o vang la gi

    Ô văng còn có tên gọi khác là mái hắt, là phần kết cấu nhô ra khỏi tường với khoảng cách theo tiêu chuẩn xây dựng, được đặt ngay phía trên lanh tô cửa đi. Vai trò của mái hắt là che chắn cho cánh cửa trước những tác động của thời tiết bên ngoài. 

    Cấu tạo của mái hắt

    Thông thường vật liệu cấu tạo nên mái hắt là bê tông cốt thép. Trong một số trường hợp khác, mái hắt có thể làm từ chất liệu gỗ, khung thép hoặc nhựa cứng. Để tiết kiệm chi phí và vật liệu, người ta có thể kết hợp giằng tường, ô văng và lanh tô với nhau để tạo thành khối thống nhất. 

    Quy định về xây dựng ô văng (mái hắt)

    quy dinh ve viec xay dung o vang mai hat

    Ô văng là hạng mục thi công nhỏ gọn, tiện lợi thường được sử dụng trong các công trình nhà ở, nhà kho, phân xưởng và để hoàn tất công trình một cách hoàn mỹ, an toàn bạn cần đảm bảo tuân theo các quy định xây dựng như sau:

    Phần nhô ra cố định

    Các quy định khi thi công phần nhô ra cố định:

    • Với các công trình nhà thổ cư thì độ cao của mái hắt sẽ được tính từ vỉa hè lên 3,5m với các bộ phận như ban công, mái hắt không được vượt qua giới đường đỏ;
    • Hệ thống đường ống thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và cần đảm bảo các yếu tố mỹ quan;
    • Độ cao 1m tính từ mặt vỉa hè trở lên thì các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí không được vượt quá 0,2m.

    Ngoài ra theo quy định nhà nước thì các bộ phận như sê nô, ô văng, ban công từ độ cao 3,5m so với vỉa hè được phép vượt quá đường chỉ giới với điều kiện:

    • Có sự thống nhất độ cao và độ vươn ra cụ thể theo hình thức kiến trúc;
    • phía trên phần nhô ra chỉ có thể làm ban công không được phép che chắn làm phòng ở;
    • Độ dài vươn ra phải đảm bảo nhỏ hơn chiều rộng ít nhất 1m và tuân thủ các vấn đề an toàn về lưới điện.

    Phần nhô ra không cố định

    Các bộ phận nhô ra không cố định như cánh cửa thì khi thi công ô văng cần đảm bảo độ cao vỉa hè lên 2,5m và đảm bảo các cánh cửa không vượt quá giới đường đỏ trừ các trường hợp cửa thoát hiểm công cộng.

    Phần ngầm dưới mặt đất

    Tất cả các chi tiết bộ phận ngầm dưới mặt đất đều không được phép vượt quá giới đường đỏ

    Quy định mái đón hè phố

    Theo các quy định hiện hành, Bộ xây dựng khuyến khích xây mái đón hè phố nhô ra công cộng mang lại tiện ích cho người đi bộ, cụ thể là:

    • Nên ưu tiên thiết kế đồng bộ cả dãy phố hoặc các cụm nhà gần nhau với kích thước mái hè đồng đều;
    • Đảm bảo tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy;
    • đảm bảo độ cao ô văng cách mặt vỉa hè từ 3,5m trở lên;
    • Tuyệt đối không vượt quá đường chỉ giới đó vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tầm nhìn của người đi bộ;
    • Không xây thêm bất kỳ công trình sân thượng, ban công trên mái đón hè phố.

    Quy định về các bộ phận được phép nhô ra

    Tham khảo các quy định về bộ phận được phép nhô ra khi xây dựng ô văng như:

    Bộ Phận 

    Độ Vươn Tối Đa 

    Cách Mép Vỉa Hè Tối Thiểu 

    Độ Cao So Với Mặt Hè 

    Gờ chỉ, trang trí

    0.2 m

     

    >2.5 m

    Kết cấu di động: Mái dù, cánh cửa

     

    1.0 m

    >2.5 m

    Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực)

       

    >3.5 m

    Ban công mái đua

     

    1.0 m

     

    Mái đón, mái hè phố

     

    0.6 m

     

    Các loại ô văng trên thị trường hiện nay

    Tùy theo sở thích của gia chủ, mái hắt sẽ được thiết kế theo yêu cầu và phù hợp với loại hình nhà ở. Dưới đây là một số mẫu mái hắt phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

    Phân loại theo hình thức thiết kế

    Mái hắt bê tông cốt thép chữ nhật và mái hắt kiến trúc là sự lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay, mang đến cho ngôi nhà cảm giác vừa tinh tế lại vô cùng sang trọng. Ngoài ra, dựa theo thiết kế còn có mái hắt gỗ truyền thống, mái hắt sắt hiện đại và mái hắt chèo có ốp ngói cổ điển. 

    Phân loại theo cấu tạo chính

    Căn cứ vào cấu tạo, người ta nâng cấp thành các dòng như ô văng bê tông cốt thép, ô văng thép kính và ô văng khung thép. Mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm riêng. 

    Quy trình lắp đặt ô văng cửa sổ đúng chuẩn

    quy trinh lap dat o vang cua so

    Quy trình thi công mái hắt cần tiến hành theo các bước sau:

    Bước 1: Kiểm tra mái hắt

    Sau khi đúc, mái hắt cần kiểm tra về khả năng chịu lực để đảm bảo độ an toàn và bền vững của cấu kiện. Đây là bước vô cùng quan trọng, nếu không đảm bảo sẽ khiến mái hắt bị sập trong quá trình thi công, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 

    Bước 2: Vận chuyển ô văng đến vị trí lắp đặt

    Việc lựa chọn hình thức và phương tiện vận chuyển sẽ hạn chế các tính trạng va đập hoặc sứt mẻ không đáng có. Bạn có thể tham khảo dịch vụ giao hàng tận nơi của đơn vị thi công để tiết kiệm công sức và yên tâm về chất lượng của sản phẩm. 

    Bước 3: Kiểm tra sự ổn định của giàn giáo

    Hệ thống chống đỡ chắc chắn sẽ đảm bảo sự an toàn cho những người lao động trên cao. Như vậy mới có thể thi công nhanh chóng và diễn ra thuận lợi.

    Bước 4: Làm cây chống đà đỡ mép ngoài mái hắt

    Do ô văng cửa sổ được lắp nhô ra phía bên ngoài tường nên việc sử dụng các cây chống đỡ trước khi thi công mái hắt là giải pháp an toàn và tối ưu, hạn chế các trường hợp lệch, thậm chí rơi đổ ô văng khi xi măng chưa khô. 

    Bước 5: Kiểm tra độ cao và ô ngang của mặt bằng sẽ đặt ô văng vào

    Bạn cần xác định vị trí cụ thể, kiểm tra các kích thước theo bản vẽ đã đạt yêu cầu hay chưa trước khi đặt mái hắt lên công trình. 

    Bước 6: Tiến hành rải vữa đệm

    Trước khi thi công mái hắt, bạn nên trải một lớp dầu, một lớp vữa đệm mỏng nhằm gia tăng độ kết dính và bền chặt hơn khi đặt ô văng vào. 

    Bước 7: Tiến hành lắp đặt mái hắt

    Khi lắp ô văng vào vị trí đã trải vữa, bạn cần thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận, tránh làm lớp vữa bị xê dịch gây lệch ô văng. 

    Bước 8: Kiểm tra, điều chỉnh lại và đưa cây chống đỡ vào

    Cuối cùng, khi đã hoàn thành bước đặt ô văng vào vị trí yêu cầu. Bạn hãy quan sát và kiểm tra lại một lần nữa các điểm góc cạnh, hai bên lề để chắc chắn rằng kết cấu đã được khít với nhau. Nếu còn khe hở dù rất nhỏ. Bạn hãy nhanh chóng đẩy thêm xi măng vào, sau đó chỉnh lại cho khít và đưa cây chống vào để định hình khuôn. 

    >>>XEM THÊM:

    Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về chủ đề ô văng là gì cũng như các quy định khi thi công, lắp đặt ô văng mái hắt. Đừng quên theo dõi website của Xây Dựng Ngân Thịnh để cập nhật những tin tức mới và hot nhất hiện nay về lĩnh vực xây dựng bạn nhé!

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x