Phụ Gia Bê Tông Là Gì? Phân Loại

công ty tnhh đầu tư thiết kế xây dựng ngân thịnh

Phụ Gia Bê Tông Là Gì? Phân Loại

 Ngày đăng: 23/02/2024 08:48 AM

    Phụ gia bê tông là gì? Có những loại nào? Để tìm hiểu chi tiết hơn về thành phần của hợp chất này, hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

    Bê tông là một trong những vật liệu xây dựng không thể thiếu trong quá trình thi công bất kỳ công trình nào. Tuy nhiên, để quá trình kết đông và hạn chế một số tình trạng như ăn mòn, nứt rỗ bề mặt,... thì nhà thầu thường sử dụng kèm thêm các chất phụ gia bê tông.

    Vậy phụ gia bê tông là gì? Thắc mắc của bạn sẽ được Xây Dựng Ngân Thịnh giải đáp ngay trong nội dung sau đây, đừng bỏ qua nhé.

    Phụ gia bê tông là gì?

    phu gia be tong la gi

    Phụ gia bê tông là một hỗn hợp gồm nhiều thành phần khác nhau, bao gồm cả các chất vô cơ và hữu cơ, với lượng vừa phải trộn lẫn cùng nhau. Chất này có khả năng thay đổi công nghệ hoặc tính chất của bê tông theo ý muốn của người thực hiện.

    Lợi ích khi sử dụng phụ gia bê tông

    Lợi ích đạt được khi sử dụng phụ gia bê tông trong quá trình xây dựng như sau:

    • Cải thiện về tính chất của bê tông;
    • Tiết kiệm chi phí và vật liệu cần sử dụng;
    • Tiết kiệm thời gian;
    • Thúc đẩy tiến độ thi công;
    • Giảm nhân công, tiếng ồn;
    • Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

    Phân loại phụ gia bê tông theo hiệu quả sử dụng

    phan loai phu gia be tong theo hieu qua su dung

    Xét về hiệu quả khi dùng, phụ gia bê tông được phân loại như sau:

    • Phụ gia cuốn khí: hỗ trợ tạo bọt khí nhỏ bên trong để thúc đẩy quá trình đóng băng và tan của bê tông, tăng tính linh động, dễ dùng trong những khu vực có nhiệt độ thấp;
    • Phụ gia giảm thấm nước: hỗ trợ giảm mức độ thấm của nước hoặc chất lỏng khác, tạo liên kết chặt chẽ trong bê tông;
    • Phụ gia đông cứng nhanh: có tác dụng rút ngắn thời gian kết đông của bê tông, thường dùng khi thi công vào thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp;
    • Phụ gia làm chậm đông cứng: có tác dụng làm chậm quá trình kết đông của bê tông, thường dùng khi thi công trong thời tiết quá nóng, nhiệt độ cao khi nước bên trong bị bốc hơi nhanh làm bê tông đông cứng nhưng không đảm bảo tính chất kỹ thuật;
    • Phụ gia trợ bơm: hỗ trợ làm trơn bê tông, dễ dàng bơm vận chuyển ở cự ly xa mà không làm suy giảm chất lượng bê tông;
    • Phụ gia bê tông nở: hỗ trợ làm tăng thể tích của vữa hoặc phần bê tông sản xuất cho vữa bơm ở vị trí các bu lông neo, chân cột,...;
    • Phụ gia bảo dưỡng bê tông: hỗ trợ quá trình bảo dưỡng bê tông, giảm các yêu cầu nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng;
    • Phụ gia hóa dẻo: được dùng để phân tán các hạt xi măng nhằm gia tăng độ chảy, nâng cao sự linh động khi dùng và giảm lượng nước bên trong;
    • Phụ gia siêu dẻo: có tính chất tương tự như phụ gia hóa dẻo nhưng lượng nước giảm đi nhiều hơn, không ảnh hưởng đến thời gian ninh kết, cải thiện chất lượng thi công ở một số vùng cấu kiện phức tạp, giúp di chuyển bê tông cự ly xa.

    Phân loại phụ gia bê tông theo thành phần

    phan loai phu gia be tong theo thanh phan

    Phụ gia bê tông được phân loại theo thành phần hóa học thuộc nhóm phụ gia bê tông siêu dẻo. Chủ yếu gồm có:

    • Phụ gia siêu dẻo gốc Lignosulphonate (LS): có nguồn gốc từ các cao phân tự tự nhiên, tỷ lệ hỗ trợ giảm nước <10%;
    • Phụ gia siêu dẻo Polime gốc sulphonate Melamine (MFS): có gốc ure và formaldehyde, tỷ lệ hỗ trợ giảm nước <25%, phù hợp thi công thời gian ngắn trong điều kiện khí hậu nóng bức;
    • Phụ gia gốc Naphthalenesulphonate (BNS): có nguồn gốc từ quá trình chưng cất than đá, tỷ lệ hỗ trợ giảm nước <25%, hỗ trợ cải thiện tính linh động tốt nhưng cường độ bê tông dễ bị suy giảm;
    • Phụ gia siêu dẻo gốc Polycarboxylate (PC): có nguồn gốc từ dầu thô, tỷ lệ hỗ trợ giảm nước <30%, tương thích với nhiều loại xi măng hỗn hợp được sử dụng trong xây dựng;
    • Phụ gia siêu dẻo gốc Polycarboxylate (PC): có nguồn gốc từ cao phân tử tổng hợp, tỷ lệ hỗ trợ giảm nước <40%, nâng cao tính linh động của bê tông.

    Phân loại phụ gia bê tông theo tiêu chuẩn

    Phụ gia bê tông được phân loại theo các tiêu chuẩn chủ yếu gồm:

    Phụ gia bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 325:2004

    Gồm các loại như:

    • Phụ gia hóa dẻo giảm nước (Water-reducing admixtures, ký hiệu loại A);
    • Phụ gia chậm kết đông (Retarding admixtures, ký hiệu loại B);
    • Phụ gia đóng rắn nhanh (Accelerating admixtures, ký hiệu loại C);
    • Phụ gia hóa dẻo - chậm kết đông (Water-reducing and retarding admixtures, ký hiệu loại D);
    • Phụ gia hóa dẻo - đóng rắn nhanh (Water-reducing and accelerating admixtures, ký hiệu loại E);
    • Phụ gia siêu dẻo - giảm mức nước cao (Water-reducing, high range admixtures, ký hiệu loại F);
    • Phụ gia siêu dẻo - chậm kết đông (Water-reducing, high range, and retarding admixtures, ký hiệu loại G).

    Phân loại phụ gia bê tông theo ASTM C.494-86

    Gồm các loại như:

    • Phụ gia giảm nước (loại A);
    • Phụ gia chậm ninh kết (loại B);
    • Phụ gia nhanh ninh kết (loại C);
    • Phụ gia giảm nước - chậm ninh kết (loại D);
    • Phụ gia giảm nước - nhanh ninh kết (loại E);
    • Phụ gia siêu dẻo - giảm nước - nhanh ninh kết cao cấp (loại F);
    • Phụ gia siêu dẻo - giảm nước - chậm ninh kết cao cấp (loại G).

    Lưu ý khi sử dụng phụ gia bê tông

    luu y khi su dung phu gia be tong

    Điều cần lưu ý khi dùng phụ gia bê tông trong quá trình xây dựng như sau:

    • Kiểm tra độ tương thích của chất phụ gia với các loại vật liệu khác;
    • Sử dụng liều lượng phù hợp cho từng cấp phối bê tông;
    • Không dùng tay để trộn bê tông nếu có dùng chất phụ gia;
    • Bảo quản nơi khô ráo, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc độ âm cao;
    • Tránh cho chất phụ gia trực tiếp vào hỗn hợp bê tông đã khô;
    • Thời gian sử dụng chỉ trong 12 tháng kể từ ngày sản xuất;
    • Tránh tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài với da, nếu tiếp xúc với mắt hoặc miệng thì nên rửa bằng nước sạch sau đó đến gặp bác sĩ để được theo dõi.

    >>> XEM THÊM:

    Tất tần tật những thông tin vừa chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp câu hỏi phụ gia bê tông là gì cũng như biết cách sử dụng, bảo quản nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Theo dõi Xây Dựng Ngân Thịnh để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích ngay hôm nay bạn nhé.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Thêm vào giỏ hàng Mua ngay
    Zalo
    Hotline
    x