Tầng Trệt Là Gì? Cách Phân Biệt Tầng Và Lầu

công ty tnhh đầu tư thiết kế xây dựng ngân thịnh

Tầng Trệt Là Gì? Cách Phân Biệt Tầng Và Lầu

 Ngày đăng: 11/01/2023 04:07 PM

    Có thể bạn đang tìm kiếm thông tin liên quan đến câu hỏi tầng trệt là gì đúng không? Nếu đúng thì bài viết dưới đây của Xây Dựng Ngân Thịnh là dành cho bạn đấy!

    Khi giá thành bất động sản ngày càng nâng cao, kéo theo đó thì diện tích nhà ở cũng ngày càng nhỏ và hẹp hơn. Để không gian sống đầy đủ tiện nghi hơn thì người ta thường thiết kế thêm tầng trệt và tầng lửng. 

    Những nội dung bên dưới Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ cho bạn biết được tầng trệt là gì. Đừng bỏ lỡ nhé!

    Tầng trệt là gì?

    tang tret la gi

    Đối với những căn nhà có từ 2 sàn trở lên thì tầng dưới cùng, sát đất sẽ được gọi là tầng trệt.

    Thông thường thì tầng trệt sẽ được bố trí những căn phòng như phòng bếp, phòng khách, phòng ăn và cũng chính là nơi sinh hoạt chung của gia đình. Ngoài ra với những ngôi nhà cao hơn 2 tầng thì tầng trệt còn được sử dụng là nơi đỗ xe của gia đình.

    Cách phân biệt “tầng” và “lầu”

    cach phan biet tang lau

    Dưới đây Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ giúp bạn phân biệt giữa tầng và lầu:

    Cách gọi ở miền Bắc

    Ở miền Bắc, tính từ nơi thấp nhất từ mặt đất trở lên thì người ta dùng chữ “ tầng” để đánh dấu độ cao của ngôi nhà. Các tầng là:

    • Tầng trệt (tầng 1): như giải thích ở phần trên, đây là tầng mặt đất, thấp nhất của căn nhà;
    • Tầng 2;
    • Tầng 3;
    • Và các tầng khác.

    Cách gọi ở miền Nam

    Nếu ở miền Bắc mọi người người thường dùng từ tầng để chỉ độ cao thì ở miền Nam người ta thường chỉ độ cao là “lầu”. Thông thường từ tầng thứ 2 người miền Nam sẽ bắt đầu đánh số. Cụ thể như sau:

    • Lầu trệt (vì đã là trệt thì không phải là lầu, nên lầu trệt thường được xem là cách gọi địa phương, gọi theo thói quen);
    • Lầu 1 (ở miền Bắc gọi là tầng 2);
    • Lầu 2 (ở miền Bắc gọi là tầng 3);
    • Lầu 3 (ở miền Bắc gọi là tầng 4).

    Cách gọi ở miền Trung

    Nằm ở giữa miền Nam và miền Bắc, miền trung như là vùng đất mang sự giao thoa giữa 2 miền Bắc Nam. Ở miền Trung thường dùng cả “tầng” và “lầu” để chỉ độ cao. Thông thường sẽ là:

    • “Tầng” thường được vùng Bắc Trung Bộ sử dụng;
    • “Lầu” thường được vùng Nam Trung Bộ sử dụng;
    • “Tầng” và “Lầu” được sử dụng xe kẽ tại Trung Trung Bộ.

    Cách gọi ở nước ngoài

    Ở Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung “Ground Floor” là từ ngữ được sử dụng để nói đến tầng ngay sát đất, không đánh số (tầng trệt). Và các tầng khác sẽ được đánh số theo cách đếm số tại miền Nam Việt Nam.

    Ở các nước ngôn ngữ chính là tiếng anh như ở Mỹ và Canada thì First floor là từ được sử dụng để nói đến tầng trệt. Tầng trên tầng trệt sẽ là 2nd floor (tầng 2), và các tầng cao hơn nữa sẽ được đánh theo số thứ tự tương ứng. Dưới tầng trệt sẽ là Basement (tầng hầm), từ tầng trệt đi xuống theo thứ tự sẽ có các hầm là B1, B2, B3,... Và ngược lại với Châu Âu, cách đếm số của các nước Mỹ, Canada sẽ giống như ở miền Bắc Việt Nam.

    Cách gọi trong xây dựng

    Những kỹ sư trong ngành xây dựng thông thường sẽ gọi tầng thấp nhất là Trệt hay nền trệt. Tuy nhiên không có bất cứ một quy định nào thống nhất để gọi là tầng hay lầu.

    Để tránh sự hiểu lầm trong thi công dự án thì nhà đầu tư hay chủ sở hữu phải thống nhất rõ ràng về cách dùng từ trong tất cả các văn bản hay bản vẽ.

    Tầng trệt khác gì so với tầng lửng?

    tang tret khac gi gac lung

    Có thể nằm trong cùng một không gian và cùng mục đích sử dụng tuy nhiên giữa tầng lửng và tầng trệt lại là 2 tầng hoàn toàn không giống nhau.

    Để tiết kiệm không gian cho ngôi nhà thì người ta thường thiết kế tầng lửng (tầng xếp chính) như một tầng hoàn chỉnh. Tuy là đều phục vụ cho không gian sinh hoạt chung của gia đình nhưng tầng lửng sẽ được thiết kế khác so với tầng trệt.

    Tuy được thiết kế như một tầng chính thức nhưng tầng lững lại không được xem là một tầng chính thức trong ngôi nhà như các tầng như tầng 1, tầng 2, tầng 3,.. nó mà sẽ có chiều cao thấp hơn ( từ 2.2 - 2.5m) nằm giữa trung gian của ngôi nhà.

    Những lưu ý khi thiết kế tầng trệt

    luu y tang tret

    Có 2 lưu ý về chiều cao và chiều rộng của tầng trệt như sau:

    Chiều cao tầng trệt

    Chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7m thì thường được thiết kế và thi công cho lộ giới có chiều rộng là 20m.

    Chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8m thường được thiết kế và thi công cho lộ giới có chiều rộng từ 7 đến 12m.

    Chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8m thường được thiết kế và thi công cho lộ giới có chiều rộng ít hơn là 3,5m.

    Một tầng trệt có chiều cao thích hợp sẽ giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn giúp làm tăng sinh khí, mang đến luồng gió thoáng mát cho không gian nhà ở. Bạn nên cân nhắc cẩn thận về chiều cao tầng trệt để có thể thiết kế ra không gian hoàn mỹ nhất cho ngôi nhà.

    Chiều rộng tầng trệt

    Ngoài chiều cao thì chiều rộng cũng đóng một vai trò quan trọng không kém. Bạn nên cân nhắc kỹ càng về việc bố trí nội thất, công trình phụ,... để có thể lựa chọn chiều rộng cho tầng trệt thích hợp.

     

     THÔNG TIN LIÊN QUAN:

     

    Như vậy Xây Dựng Ngân Thịnh cũng đã cung cấp cho bạn toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi tầng trệt là gì và những thông tin xoay quanh câu hỏi này. Nếu cảm thấy những thông tin này hữu ích bạn hãy chia sẻ ngay cho bạn bè cùng biết nhé!

    Mẫu biệt thự đẹp

    Thêm vào giỏ hàng Mua ngay
    Zalo
    Hotline
    x