Tường Chịu Lực Là Gì? Các Phân Loại Phổ Biến

Tường Chịu Lực Là Gì? Các Phân Loại Phổ Biến

 Ngày đăng: 13/01/2023 11:08 AM

    Có phải bạn đang tìm hiểu về tường chịu lực là gì đúng không? Nếu đúng thì bài viết sau đây của Xây Dựng Ngân Thịnh rất thích hợp với bạn đấy!

    Được xem là một trong những hình thức xây dựng sớm nhất tường chịu lực đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực của một tòa nhà. Những nội dung bên dưới Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ cho biết biết được tất tần tật thông tin về tường chịu lực là gì. Đừng bỏ qua nhé!

    Tường chịu lực là gì?

    tuong chiu luc la gi

    Tường chịu lực là loại tường được sử dụng nhằm mục đích để tăng độ cứng tổng thể của không gian công trình thấp tầng hay nhà ở. Mang tải trọng bản thân và truyền tải trọng của các cấu kiện bên trên và hoạt tải của công trình là chức năng chính của tường chịu lực. Thông qua hệ thống dầm sàn xuống tường mà tải trọng sẽ được truyền xuống móng của công trình xây dựng.

    Kết cấu tường chịu lực, kết cấu khung chịu lực và kết cấu không gian chịu lực là 3 loại trong hệ thống kết cấu chịu lực của nhà dân dụng. Thông qua kết cấu tường mà khái niệm về tường xây chịu lực sẽ chịu lực trước khi toàn bộ tải trọng truyền xuống móng.

    Tường chịu lực dày bao nhiêu?

    Thông thường người ta sẽ sử dụng gạch đất sét nung để làm vật liệu sản xuất tường chịu lực. Bạn cũng có thể thay thế bằng các vật liệu khác có tính chất tương đương.

    200mm là bề dày tối thiểu cần phải có của loại tường này và bạn buộc phải dùng loại gạch có khả năng chịu nén lớn hơn 50kg/cm2. Nhà có số tầng nhỏ hơn 5, B < 4m và L < 6m là phạm vi ứng dụng cho loại tường này.

    Cần có trụ hoặc sườn đứng bằng BTCT cách khoảng ≤ 3m khi tường quá dài và bố trí giằng BTCT cách khoảng ≤ 2,7m khi tường quá cao để tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch.

    Cách nhận biết tường chịu lực

    cach nhan biet tuong chiu luc

    Có 6 cách để nhận biết được tường chịu lực là:

    Dựa vào vị trí

    Vị trí của bức tường trong nhà bạn là một trong những yếu tố dễ nhận biết nhất trong quá trình xác định tường chịu lực. Tường ngoài sẽ đóng vai trò chịu lực tải nếu tường là kết cấu chịu lực duy nhất trong nhà. Thông qua khoảng cách tường bao, hướng dầm, xà bạn sẽ có thể nhận biết được vị trí của các bức tường chịu lực.

    Tường chịu lực trọng tải trong nhà cao tầng

    Trong trường hợp là nhà cao tầng bạn hãy kiểm tra từ tầng dưới lên tầng trên để có thể nhận biết được tường chịu lực. Độ dày của bức tường sẽ càng giảm khi càng lên cao, trên tầng thượng thậm chí sẽ còn không có. Những bức tường đóng vai trò chịu lực chính của công trình sẽ không thể giảm bớt chiều dày.

    Dựa vào độ dày của tường

    Tường không chịu lực sẽ mỏng hơn tường chịu lực. Với độ dài > 220mm và có giằng thì tường chịu lực sẽ đảm bảo được sự an toàn.

    Dựa vào chất liệu tường

    Chất liệu thường được dùng để thi công tường chịu lực trong nhà dân dụng thường là chỉ dùng tường gạch - đá. Để chắc chắn hơn bạn có thể dùng tường gạch, đá, đường bê tông, bê tông cốt thép,..

    Dựa vào hệ thống dầm, đà và cột

    Dựa vào hệ thống dầm, đà và cột bạn cũng có thể xác định được vị trí của tường chịu lực. Theo cách này bạn hãy tìm những bức tường tiếp xúc vuông góc với đà ngang hay những bức tường có dầm nối trực tiếp với móng bê tông chính là vị trí của tường chịu lực.

    Dựa vào sự thay đổi của cấu trúc

    những căn nhà được xây dựng từ lâu sẽ có những bức tường vốn không chịu được lực. Sau quá trình sử dụng những căn nhà này sẽ bị xuống cấp trầm trọng vì vậy để đảm bảo được an toàn bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi tiến hành cải tạo nhà.

    Cách phân loại tường chịu lực

    cach phan loai tuong chiu luc

    Xây Dựng Ngân Thịnh đã cho bạn biết được tường chịu lực là gì bên trên. Dưới đây sẽ là cách phân loại tường chịu lực:

    Tường ngang chịu lực là gì?

    Tường ngang chịu lực là tường chịu lực được bố trí theo phương ngang. Trước khi đưa xuống kết cấu móng thì tải trọng của các bộ phận khác sẽ truyền hết xuống các tường ngang đã được bố trí. Tường ngang chịu lực có các ưu và nhược điểm như sau:

    Ưu điểm

    Tường ngang có những ưu điểm là:

    • Có kết cấu không quá phức tạp, sử dụng ít dầm và sàn gác nhịp nhỏ;
    • Thường được sử dụng làm kết cấu chịu lực chính;
    • Cách âm rất tốt do tường ngăn giữa các phòng khá dày;
    • Cửa sổ có thể mở lớn giúp đón khí và ánh sáng tự nhiên tốt.

    Nhược điểm

    Dưới đây là những nhược điểm của tường ngang:

    • Linh hoạt không cao, có sự đơn điệu trong bố trí không gian của các phòng;
    • Hao khá nhiều vật liệu làm tường và móng do tường ngang chịu lực dày;
    • Tường dọc sẽ không được tận dụng hết khả năng.

    Tường dọc chịu lực là gì?

    Tương tự như tường ngang chịu lực thì tường dọc chịu lực là tường được bố trí theo chiều dọc. Tường dọc chịu lực có các ưu và nhược điểm là:
    Ưu điểm

    Tường dọc chịu lực có 3 ưu điểm là:

    • Tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với bố trí tường ngang;
    • Có sự linh hoạt trong bố trí mặt bằng kiến trúc;
    • Tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài do có diện tích không quá lớn.

    Nhược điểm

    Song song với ưu điểm thì dưới đây là nhược điểm của tường dọc:

    • Cách âm không tốt do tường ngăn khá mỏng;
    • Phải dùng vì kèo, bán kèo hay dầm nghiêng do không tận dụng được tường ngang làm dầm thu hồi;
    • Sẽ khá bí bách do mức độ thông gió và chiếu sáng không cao.

    Tường ngang và tường dọc chịu lực có kết hợp được không?

    Câu trả lời là có do các phòng sẽ trở nên linh hoạt hơn và độ cứng của căn nhà sẽ tăng lên được đáng kể khi bạn kết hợp giữa tường ngang và tường dọc lại với nhau. Tường dọc chịu lực sẽ được bố trí ở phía cuối gió và ngược lại tường ngang sẽ được bố trí phía đầu gió.

     

    ĐỌC NGAY:

     

    Hy vọng từ câu trả lời mà Xây Dựng Ngân Thịnh cung cấp liên quan đến câu hỏi tường chịu lực là gì đã hữu ích với bạn. Nếu thấy bài viết này hay bạn hãy chia sẻ ngay để bạn bè cùng biết bạn nhé.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x