Giằng Tường Là Gì? Những Yêu Cầu Cơ Bản Của Giằng Tường

Giằng Tường Là Gì? Những Yêu Cầu Cơ Bản Của Giằng Tường

 Ngày đăng: 11/01/2023 04:08 PM

    Trong lĩnh vực xây dựng nhà ở thì giằng tường là một thuật ngữ hết sức quen thuộc. Nhưng chắc hẳn có rất nhiều bạn thắc mắc giằng tường là gì. Vậy thì hãy theo dõi ngay những thông tin dưới đây của Xây Dựng Ngân Thịnh để tìm ra câu trả lời bạn nhé!

    Giằng tường là gì?

    giang tuong la gi

    Giằng tường là công đoạn thi công mà trước khi tiến hành đổ bê tông tấm sàn thì thợ thi công sẽ sử dụng một lớp bê tông hay bê bông cốt thép để liên kết chặt chẽ các đỉnh tường của tầng nhà lại với nhau. Thông thường trọng lượng của vật liệu sẽ được quyết định 40 - 65% của bởi giằng tường.

    Công trình xây dựng có bền vững hay không phụ thuộc rất lớn vào giằng tường. Hiện tượng góc tường bị rạn nứt sẽ được giảm đến mức thấp nhất khi thực hiện giai đoạn giằng tường

    Chức năng của giằng tường

    chuc nang giang tuong

    Giằng tường có các chức năng quan trọng có thể kể đến là:

    • Tường nhà và sàn ở tầng trên sẽ trở nên vững chắc hơn khi bạn thi công giằng tường;
    • Trước khi thi công đổ móng, xây tầng bên trên thì giằng tường sẽ giúp liên kết các đỉnh tường của trần nhà lại với nhau;
    • Sẽ ít có hiện tượng cong vênh, nứt rạn, biến dạng do giằng tường sẽ giúp hạn chế những tác động từ bên ngoài;
    • Vị trí của các nút chân cột sẽ hạn chế bị xô lệch;
    • Nâng cao tuổi thọ cho ngôi nhà, giúp toàn bộ tòa nhà bền bỉ và vững chắc hơn;
    • Khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ môi trường, giằng tường sẽ giúp tiếp thu các lực ứng kéo, mô men, lực cắt khi nhà bị lún xuống hay lệch sang bên.

    Yêu cầu cơ bản của giằng tường

    yeu cau giang tuong

    Giằng tường có 2 yêu cầu cơ bản là:

    Cường độ chống chịu lực: Để có thể chịu được tải trọng và lực tác động lớn thì giằng tường nên được thi công với kích thước tương đương với chiều dài của tường xây dựng. 

    Độ bền và độ cứng tường nhà: Để tường nhà có sự ổn định bạn cần chú ý đến kỹ thuật xây dựng, kiểu làm khối xây nhà và mạnh vữa có đủ sự chất lượng. Ngoài ra sự tương qua giữa các mác và vật liệu chịu tải của nền đất, móng, chiều cao, chiều dài, chiều dày cũng cần phải tìm hiểu kỹ càng để đảm bảo được độ bền và độ cứng của tường nhà.

    Cách bố trí giằng tường hiệu quả

    cach bo tri giang tuong

    Để giằng tường đạt hiệu quả cao nhất thì bạn cần lưu ý đến những cách bố trí sau:

    • Dựa trên bản vẽ đã tính toán từ trước mà các thợ thi công sẽ bố trí giằng tường sẽ áp dụng theo đúng công năng của nó trên thực tế;
    • Để có thể phân bố đều tải trọng của sàn, tầng trên và toàn bộ căn nhà cao tầng thì giằng tường nên được bố trí ở những khu vực có tường chịu được lực;
    • Với những nơi có ích điểm tựa như ban công hay tấm ô văng cần độ cứng cáp cao thì nên bố trí giằng tường;
    • Những nơi có nguy cơ sụt lún, ngập nước,.. thì nên sử dụng giằng tưởng để giảm được sự nguy hiểm.

     

    THÔNG TIN THAM KHẢO:

     

    Như vậy thì Xây Dựng Ngân Thịnh cũng đã cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin về câu hỏi giằng tường là gì. Bạn hãy cân nhắc thi công giằng tường để công trình xây dựng của bạn trở nên bền chắc hơn. Nếu còn thắc mắc thì bạn hãy thảo luận ý kiến trước với nhà thầu để có thể lựa chọn được phương án phù hợp.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x