Cách Tính Chi Phí Làm Móng Nhà Từ A-Z

công ty tnhh đầu tư thiết kế xây dựng ngân thịnh

Cách Tính Chi Phí Làm Móng Nhà Từ A-Z

 Ngày đăng: 26/06/2023 09:35 AM

    Nếu bạn đang tìm hiểu về cách tính chi phí làm móng nhà chính xác, đơn giản thì không nên bỏ qua bài viết chia sẻ dưới đây của Xây Dựng Ngân Thịnh nhé! Những thông tin sẽ rất hữu ích với bạn trong việc cân đối tài chính xây nhà đấy.

    Móng nhà là một hạng mục thi công quan trọng và tốn kém không ít chi phí của chủ đầu tư trong quá trình xây dựng. Do đó, để giúp gia chủ lên kế hoạch tài chính tốt nhất, trong những nội dung dưới đây, Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ chia sẻ cách tính chi phí làm móng nhà đơn giản và chi tiết. Từ đó gia chủ có thể áp dụng cho công trình của mình. 

    Lựa chọn móng xây nhà phù hợp

    lua chon mong nha

    Quá trình chọn lựa móng nhà phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố như:

    • Số lượng tầng, kích thước về chiều cao và tải trọng của ngôi nhà;
    • Đặc tính của nền đất như đất cứng, đất cát hay đầm lầy,...;
    • Vị trí của vùng đất hay đặc điểm của các móng nhà xung quanh công trình;

    Cách chọn móng xây nhà cho nhà cấp 4

    Đối với nhà cấp 4 có diện tích hạn chế, việc lựa chọn móng đơn được xem là giải pháp tối ưu về mặt chi phí cũng như thời gian thi công. Để kiên cố những nền đất yếu có mạch nước ngầm, nước đọng thêm vững chắc, chủ đầu tư thường lựa chọn giải pháp thi công móng bè. 

    Thêm vào đó, móng bè còn có tác dụng trong việc chống thấm cho tường nhà. Trong trường hợp nền đất được đặt tại vị trí gần sông suối, gia chủ cần gia cố bằng cọc tre hoặc các loại cừ tràm để gia tăng độ vững chắc cho công trình. 

    Cách chọn móng nhà cho nhà nhiều tầng

    Dựa vào quy mô số tầng của ngôi nhà sẽ có những phương pháp chọn móng phù hợp. Cụ thể:

    Nhà từ 2 tầng trở xuống

    Móng băng là giải pháp tốt nhất giúp kiên cố vững chắc cho những khu vực có nền đất yếu có sử dụng cọc cừ tràm hoặc cọc tre. Tuy nhiên, hai loại cọc này chỉ có hiệu quả khi được đặt trong môi trường đất có nước.

    Nhà từ 3 tầng trở xuống

    Đối với các khu vực có nền đất cứng và được gia cố bằng cọc tre hoặc cọc cừ tràm, người ta thường ứng dụng móng bè cho công trình xây dựng. Như đã chia sẻ phía trên, trong trường hợp nền đất yếu nhưng có đặc tính khô thì nên dùng thêm móng cọc để gia cố nền đất.

    Nhà từ 4 tầng trở lên

    Đối với những công trình có quy mô số tầng nhiều và tải trọng lớn, nên lựa chọn móng cọc để tăng sự vững chắc cho ngôi nhà. Khi áp dụng phương pháp này, tải trọng của nền đất sẽ được củng cố sức chịu tải và giảm độ lún của móng thông qua quá trình phân bổ tải trọng của công trình xuống lớp đất bên dưới.

    Cách tính chi phí làm móng nhà chuẩn xác

    cach tinh chi phi lam mong nha

    Quy đổi diện tích xây dựng nền móng

    Bảng chi phí xây dựng móng nhà hoàn chỉnh phụ thuộc phần lớn ở diện tích từng phần của ngôi nhà. Do đó, bạn cần nắm rõ công thức tính toán các hạng mục của công trình. 

    Đối với phần móng có diện tích từ 30 - 50%:

    - Diện tích tầng trệt ngôi nhà là 100%;

    - Diện tích tầng lửng bao gồm khu vực đổ sàn ( tính 100%) và khu vực để trống (tính 50%); từ tầng 2 trở đi tính diện tích là 100%;

    - Diện tích sân thượng được tính 100% với khu vực có mái che, 70% với sân thượng trước và sau, 50% với diện tích mái;

    - Sân và tường rào tính 100% diện tích;

    - Diện tích tầng hầm:

    • Độ sâu dao động từ 1.3m - 1.5m so với code vỉa hè: tính 150% diện tích sàn.
    • Độ sâu 1.6 m - dưới 2m so với code vỉa hè: 200% diện tích sàn.
    • Độ sâu lớn hơn 2m so với code vỉa hè: tính 250% diện tích sàn.

    Trong trường hợp tầng hầm có diện tích sử dụng nhỏ hơn 80m2 thì công thức vẫn tương tự như trên và cộng thêm 20% diện tích. 

    Cách tính chi phí làm móng nhà 

    Sau khi đã hoàn thành tính diện tích xây dựng, gia chủ cần xác định được đơn giá thi công, chi phí vật tư, nhân công được thực hiện trên 1m2 nền móng. 

    Chi phí mới nhất được áp dụng tại Xây Dựng Ngân Thịnh như sau:

    Yếu tố

    Đơn giá (VND/m2)

    Chi phí thi công phần thô và nhân công hoàn thiện

    3.600.000 

    Chi phí xây nhà trọn gói

    5.600.000 - 6.300.000 

    Chi phí làm móng cọc, móng đơn

    30% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô

    Chi phí làm móng băng 1 phương

    50% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô

    Chi phí làm móng băng 1 phương

    70% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô

    Chi phí làm móng cọc (ép tải)

    (250.000 x số lượng cọc x chiều dài cọc + chi phí thợ ép cọc : 20.000.000) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô)

    Chi phí làm móng cọc (khoan nhồi)

    (450.000 x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô)
     

    Ví dụ tham khảo dưới đây của Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chi phí làm móng nhà.

    Nếu chủ đầu tư muốn xây nhà 1 tầng với diện tích 5x20m thì công thức tính chi phí làm móng băng 1 phương như sau: 

    Chi phí xây dựng móng băng hai phương: 5 x 20 x 70% x 3.600.000 = 252.000.000 VNĐ.

    Lưu ý: đơn giá ép cọc và khoan cọc nhồi chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi theo thời giá thị trường. Để có được đơn giá chính xác, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà

    cac yeu to anh huong den gia

    Chi phí thực tế làm móng nhà có thể bị tác động bởi những yếu tố khác như:

    • Diện tích công trình xây dựng: Thông thường, diện tích móng được tính trong khoảng 30 - 50% diện tích mặt sàn, tuy nhiên điều này có thể bị thay đổi do đặc tính của nền đất và thiết kế công trình;
    • Quy mô công trình: Với các ngôi nhà có quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến tải trọng gây ra trên nền móng. Do đó, chi phí bỏ ra cho quá trình gia cố nền móng có thể thay đổi để gia tăng chất lượng công trình;
    • Đơn giá thi công: Được coi là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng móng. Yếu tố này được tính dựa trên chi phí thuê nhân công và chi phí nguyên vật liệu trên m2 móng. Ngoài ra, tùy vào từng khu vực và thời điểm mà đơn giá sẽ dao động khác nhau;
    • Đặc điểm địa chất: Đối với các công trình có quy mô nhỏ như nhà cấp 4 có thể chọn móng đơn hoặc móng cọc nhằm tiết kiệm chi phí;
    • Địa điểm thi công: tùy vào vị trí thi công mà mức giá có thể thay đổi lên xuống. Chẳng hạn thi công ở trong hẻm sẽ có giá khác với mặt tiền đường lớn hay ở nông thôn sẽ khác với thành phố. 

    >>>ĐỌC NGAY:

    Vừa rồi Xây Dựng Ngân Thịnh đã chia sẻ với bạn tất tần tật những thông tin về cách tính chi phí làm móng nhà. Mong rằng với những thông tin này thì bạn có thể tính toán và đưa ra phương pháp thi công hợp lý. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên chia sẻ đến nhiều độc giả khác nữa nhé!

    Mẫu biệt thự đẹp

    Thêm vào giỏ hàng Mua ngay
    Zalo
    Hotline
    x