Giằng Móng Là Gì? Giải Đáp
Giằng móng là gì? Cấu tạo như thế nào? Tất tần tật những câu hỏi của bạn sẽ được Xây Dựng Ngân Thịnh giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây. Cùng tham khảo nhé.
Để nâng cao tính liên kết giữa móng nhà và nền đất, nhiều đơn vị thi công đã lựa chọn xây dựng thêm các giằng móng để khả năng gia cố tốt hơn. Dù được nhắc đến khá nhiều nhưng không đảm bảo hoàn toàn ai cũng biết về bộ phận và vai trò quan trọng của bộ phận này.
Để tìm hiểu rõ hơn giằng móng là gì cũng như về kích thước, cấu tạo, vai trò đối với công trình xây dựng thì hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tham khảo nội dung được chia sẻ sau đây nhé.
Giằng móng hay còn được gọi là dầm móng, đây là bộ phận đóng vai trò liên kết giữa các móng, gia tăng độ kiên cố cho công trình. Chính vì vai trò quan trọng này mà quá trình thi công và tính toán kích thước giằng móng luôn được thực hiện cẩn thận.
Giằng móng có nhiều hình dạng khác nhau, thường gặp nhất là giằng móng hình thang và giằng móng hình chữ nhật. Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất và kết cấu công trình mà loại giằng móng được lựa lựa chọn sử dụng cũng có sự khác biệt. Cụ thể:
Loại dầm móng này có dạng hình trụ, bên trọng là khối bê tông cốt thép dày dặn. Chính vì thế, nền móng và giằng móng đơn có liên kết dạng khối vô cùng bền chặt, giảm thiểu những tác động từ nền đất đối với công trình xây dựng.
Ngoài ra, dầm móng đơn đôi khi cũng đóng vai trò làm giá đỡ cho móng cốc, giảm tình trạng sạt lút ở các đài móng.
Dầm móng băng cấu tạo từ lớp bê tông với khung định hình là các thanh thép được bố trí hợp lý, kích thước khoảng 200x700mm. Loại giằng móng này được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng vì khả năng chịu lực cũng được đánh giá ở mức cao.
Dầm móng bè được lựa chọn chủ yếu ở những khu vực xây dựng công trình có nền đất yếu nhằm gia cố khả năng chịu lực, có cấu tạo là một lớp bê tông được đổ trải rộng khắp công trình, độ dày khoảng 100mm.
Vai trò quan trọng của giằng móng đối với công trình xây dựng như sau:
Để tính toán dầm móng có kích thước, hình dạng, vị trí xây dựng như thế nào phù hợp thì bạn cần quan tâm đến các yếu tố tác động và những thông số cần thiết. Cụ thể:
Các yếu tố ảnh hưởng mà bạn cần quan tâm khi tính toán gồm:
Công thức tính áp suất đáy móng khi so với cường độ tiêu chuẩn của đất nền như sau:
Trong đó:
Công thức tính giằng móng được áp dụng như sau:
R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)
Trong đó:
Trình tự thi công giằng móng đúng cách và đạt tiêu chuẩn bao gồm các bước như sau:
>>> XEM THÊM:
- Phụ Gia Bê Tông Là Gì? Phân Loại & Lưu Ý Sử Dụng
- Bê Tông tươi Là Gì? Ưu, Nhược Điểm & Các Tiêu Chuẩn
- Cách Chọn Gạch Lát Nền Đẹp - Bền - Rẻ
Trên đây là những thông tin chi tiết về giằng móng là gì cũng như các vấn đề liên quan khác mà bạn nên tham khảo qua để hiểu rõ hơn. Hãy thường xuyên theo dõi Xây Dựng Ngân Thịnh để cập nhật nhiều kiến thức xây dựng hữu ích nhé.