Top 9 Kinh Nghiệm Sửa Nhà Cũ Xuống Cấp Đắt Giá Nhất
Nếu bạn đang quan tâm muốn biết về những kinh nghiệm sửa và cải tạo nhà cũ thì bài viết dưới đây của Xây Dựng Ngân Thịnh là rất phù hợp cho bạn đấy!
Sau một khoảng thời gian dài sử dụng thì sẽ khiến cho căn nhà bạn bị xuống cấp và giảm đi vẻ thẩm mỹ. Để căn nhà của bạn trở nên tiện nghi hơn, vững chắc hơn thì dưới đây là 9 kinh nghiệm sửa nhà cũ của Xây Dựng Ngân Thịnh mà bạn có thể tham khảo. Tham khảo ngay bạn nhé!
Diện tích nhà và nền móng của nhà cũ là 2 điều bạn cần quan đến đến đầu tiên khi sửa chữa nhà cũ. Việc lấy các cột để làm điểm mốc chỉ nên thực hiện nếu như ngôi nhà cũ của bạn vẫn còn kết cấu chắc chắn và không bị xuống cấp. Để căn nhà sau sửa chữa đạt được độ tiện nghi và thẩm mỹ cao bạn cần thực hiện dựa trên các thiết kế có sẵn.
Để có lực giữ chắc chắn thì bạn cần phải đổ đà nếu muốn thay đổi các vị trí của cửa sổ hay cửa chính trong ngôi nhà mới của mình. Ngoài ra để giảm được sức nóng thì bạn cũng có thể thiết kế thêm các ô gió, cửa sổ mái cho ngôi nhà của mình.
Để nâng cấp nhà cũ thành nhà mới thì dưới đây là 9 kinh nghiệm sửa nhà cũ mà Xây Dựng Ngân Thịnh cung cấp cho bạn:
Kế hoạch thiết kế nhà cửa cần lưu ý đến những điều sau:
Nền móng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ vững chắc của ngôi nhà. Trước khi thực hiện phương án mới để cải tạo nhà cũ thì bạn có thể nhờ kiến trúc sư tính toán về độ chịu lực của nền móng cũ.
Cung mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng rất lớn từ việc sửa chữa nhà vì người Việt Nam thường quan niệm rằng căn nhà chính là nền móng của một gia đình. Chính vì vậy khi sửa nhà bạn cũng cần phải xem về phong thủy.
Để tránh đi sự khập khiễng và không nhất quán giữa phần sửa chữa và không sửa chữa bạn cần phải đảm bảo có sự thống nhất về thiết kế nội thất và ngoại thất.
Hiện nay xu hướng xây nhà thân thiện với môi trường, sử dụng các vật liệu mới, nội thất thông minh,.. đang là một trong những xu hướng được nhiều người lựa chọn. Và cho dù bạn lựa chọn phong cách thiết kế nào chăng nữa thì cũng phải đảm bảo sự hài hòa cho tổng thể căn nhà nhé.
Bạn cần lưu ý rằng không nên đặt bếp đối diện cửa, không thiết kế cửa sau đối diện cửa trước, không nên đặt gương tùy tiện trong nhà,.. để tránh những rủi ro không mong muốn về vấn đề phong thủy.
Các chi phí như: chi phí thiết kế, chi phí thuê nhà thầu, chi phí vật tư, nội thất, chi phí dự phòng,... là những chi phí bạn cần dự trù trước khi tiến hành sửa nhà cũ.
Để có được bản thiết kế phù hợp và tránh phát sinh về chi phí cần phải thảo luận với kiến trúc sư về chi phí mà bạn muốn sử dụng cho thiết kế và sửa chữa nhà cũ.
Để tiết kiệm được thời gian và công sức cũng như giảm kinh phí xuống mức thấp nhất thì bạn nên lựa chọn một nhà thầu uy tín, giá rẻ để giúp bạn sửa chữa nhà.
Thông thường nếu công trình xây dựng của bạn làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hoặc làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì theo quy định của pháp luật bạn sẽ phải cần xin giấy phép xây dựng. Tùy vào những trường hợp sửa chữa nhà ở khác thì bạn không cần phải xin phép.
Để quá trình thi công được diễn ra suôn sẻ và bày bản thì bạn cần phải chuẩn bị vật tư, tập kết vật tư đến nơi cần thi công cũng như phải dọn dẹp và vận chuyển nội thất ra khỏi khu vực cần thi công.
Sự an toàn luôn phải được đặt lên hàng đầu khi thi công sửa chữa nhà cũ. Để tránh những rủi ro không đáng có bạn cần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cả gia đình và người tu sửa. Bạn tránh nội thất còn lại trong nhà bị bám bụi bẩn bạn bên che chắn và bao bọc lại cẩn thận.
>>>ĐỌC THÊM:
- Nhà Thép Tiền Chế là gì? Giá xây nhà thép tiền Chế 2023
- Khái Toán Là Gì? Đặc Điểm Cách Tính Khái Toán
- Bán Hầm Là gì? Những Quy Định Khi Xây Tầng Hầm Và Bán Hầm
Như vậy Xây Dựng Ngân Thịnh cũng đã tổng hợp cho bạn tất tần tật về kinh nghiệm sửa chữa và cải tạo nhà cũ hiệu quả mà chúng tôi đã tích lũy sau nhiều năm hoạt động. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì bạn hãy nhanh tay chia sẻ cho bạn bè để mọi người cùng biết bạn nhé.