Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Đúng Chuẩn

Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Đúng Chuẩn

 Ngày đăng: 29/02/2024 11:45 PM

    Nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt nên cần phải được chống thấm kỹ càng. Hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật trong nội dung sau đây. Theo dõi ngay nhé!

    Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, dễ bị ẩm thấp, nếu không sử dụng các vật liệu có khả năng kháng nước để chống thấm thì sẽ mau chóng bị thấm nước, dột, ẩm mốc và hư hại. Vì vậy, Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật để gia tăng tuổi thọ cho công trình. Hãy tham khảo ngay nhé!

    Chống thấm nhà vệ sinh có tác dụng gì?

    chong tham nha ve sinh co tac dung gi

    Chống thấm nhà vệ sinh là một quy trình không thể thiều khi xây nhà, góp phần quyết định chất lượng và tuổi thọ của công trình. 

    Nếu không chống thấm thì sau một thời gian, trần nhà, tường nhà, sàn gỗ, thạch cao sẽ bị thấm nước, gây ẩm mốc. Lúc này, nếu muốn sửa chữa thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, phải tháo dỡ các thiết bị trong nhà tắm, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của gia đình.

    Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm

    Nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước, vì thế lâu ngày nước sẽ thẩm thấu vào các kẽ gạch lát nền và tích tụ dưới lớp bê tông, dần dần làm cho phần bê tông của sàn bị nứt, lún kết cấu.

    Những vị trí cần phải chống thấm thật kỹ trong nhà vệ sinh là: hộp kỹ thuật, các cổ ống đi xuyên sàn, chân tường chỗ tiếp giáp giữa sàn và tường, sàn bê tông nhà vệ sinh.

    Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật

    quy trinh chong tham nha ve sinh dung ky thuat

    Quá trình chống thấm được thực hiện như sau:

    Vật liệu sử dụng

    Để thực hiện quá trình chống thấm, trước hết cần phải chuẩn bị những vật liệu sau:

    • Vật liệu chống thấm chuyên dụng kết nối bê tông cũ và mới: Sika latex TH hoặc Latex HC;
    • Keo Sika flex construction để xử lý các khe nứt wc;
    • Sikaroof membrain hoặc màng đàn hồi xi măng Polymer;
    • Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass chống co nứt góc chân tường;
    • Phụ gia dán lưới gốc nhũ tương styren butadien SBR;
    • Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-1.

    Quy trình thực hiện

    Quy trình chống thấm bao gồm 6 bước như sau:

    Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công

    Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng và độ bền lớp chống thấm. Cách thực hiện như sau:

    • Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt;
    • Dùng búa sắt đập nhuyễn các vữa thừa;
    • Lắp chổi sắt vào máy mài, sau đó đánh sạch và tạo ma sát cho bề mặt;
    • Dùng máy thổi bụi thổi sạch bụi và các tạp chất;
    • Đục bỏ các phần bám dính hờ trong các hốc, túi đá, lỗ rỗ, … đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc. Sau đó trát vá bằng vữa sửa chữa có trộn phụ gia kết nối;
    • Nếu có các vết nứt lớn phải dùng keo Sika flex construction trám lại;
    • Tưới nước sạch lên bề mặt trước khi chống thấm.

    Bước 2: Chống thấm cổ ống

    Đục tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa, sau đó rửa bằng nước sạch và chèn kín cổ ống. Trộn hồ dầu Sika Latex với xi măng và nước sạch theo tỷ lệ rồi quét lên miệng ống. Tiếp theo đó, trộn SikaGrout 214-11 với nước sạch và đổ vào cổ ống, nảo dưỡng cổ ống bằng nước sạch để không bị nứt.

    Bước 3: Trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông

    Dùng vữa xi măng và cát vàng trộn theo tỷ lệ 1:1 đắp vào chân tường bao. Nếu sàn cần lấy cốt gạch thì không cần trát quá dốc để lưới gia cố chân không bị gập.

    Bước 4: Chống thấm toàn bộ sàn bằng Sika latex TH

    chong tham toan bo san bang Sika latex TH

    Quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng hỗn hợp vữa hồ dầu Latex, xi măng và nước.

    Bước 5: Chống thấm bằng màng đàn hồi

    Bước này có tác dụng ngăn công trình bị lún, nứt. Dùng chổi quét 2 lớp Sikaroof membrain lên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, quét cao 30-50 cm, quét lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, thời gian quét lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất 2 - 3 tiếng.

    Bước 6: Nghiệm thu, thử nước

    Sau khi chống thấm được 24 tiếng, tiến hành ngâm thử nước trong 24h để nghiệm thu, sau nghiệm thu yêu cầu phải có lớp vữa láng bảo vệ chống thấm.

    >>> XEM THÊM:

    Xây Dựng Ngân Thịnh vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin liên quan đến quy trình chống thấm nhà vệ sinh. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực xây dựng.

    Mẫu biệt thự đẹp

    Zalo
    Zalo
    Zalo
    Zalo
    x