Quy Trình Đổ Cột Bê Tông Chi Tiết
Quy trình đổ cột bê tông được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Xây Dựng Ngân Thịnh tìm hiểu trong nội dung sau đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Khi xây dựng bất cứ công trình kiến trúc nào cũng cần phải đổ cột để tạo nên kết cấu phần khung vững chắc, chống đỡ, chịu lực cho các thành phần khác. Vậy quy trình đổ cột bê tông bao gồm những công việc gì? Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn trong nội dung sau đây. Theo dõi ngay nhé!
Quy trình đổ bê tông cho cột được thực hiện như sau:
Để hạn chế sai sót trong quá trình thực hiện, phải tính toán và kiểm tra kỹ lưỡng những yếu tố sau:
Những yêu cầu mà coffa và cốt thép phải đạt là:
Các bước tiến hành đổ bê tông cột bao gồm:
Đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 - 20cm để tránh cốt liệu lắng đọng ở đáy làm cột bị rỗ. Đổ bê tông vào khối đổ đi qua cửa đổ với máng đổ cẩn thận, đổ cột bê tông từ từ với chiều cao không quá 2m và tránh văng bê tông ra ngoài.
Khi đổ bê tông được lưng chừng thì sử dụng đầm dùi và giữ đầm được thẳng đứng. Mỗi lớp bê tông phải sâu 30 - 50cm, thời gian thực hiện đầm khoảng 20 - 40s.
Khi bê tông cao tới miệng cửa nhỉ, phải dùng 1 tấm ván đã được gia công sẵn để đóng kín.
Sau khi đổ bê tông và đầm, phải quan sát và chỉnh lại vị trí cốt thép theo tim cột vì quá trình đầm thường gây xô lệch tim và nếu bê tông đã cô đặc lại thì sẽ rất khó xử lý. Nếu nhiệt độ thời tiết nằm trong khoảng 20 - 30 độ C thì sau 1 - 2 sẽ tiến hành tháo cốp pha.
Cần cung cấp nước đầy đủ cho quá trình đông kết và hóa cứng bê tông, không được để bê tông khô trắng mặt vì sẽ dễ bị rạn nứt và ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình.
Khi trời nắng cần phải che phủ bề mặt, tưới nước 3 tiếng/ lần liên tục 7 ngày đầu, ban đêm tưới ít nhất 2 lần, những ngày sau tưới mỗi ngày 3 lần.
*Lưu ý khi tưới nước:
Ngoài ra, khi đổ cột bê tông cần lưu ý những điều sau:
Sau đây là một số hiện tượng có thể xảy ra khi đổ bê tông cột và cách khắc phục.
Phân tầng là hiện tượng các phần tử nặng trong bê tông lắng xuống và tạo thành 2 lớp riêng biệt, khiến cho không được chắc chắn và kém chất lượng.
Để khắc phục hiện tượng này, trước khi ghép cột hãy đổ lớp vữa xi măng cát trước ròi mới đổ bê tông sau. Lớp vữa có tỉ lệ xi măng/cát là 2/3.
Nếu cột xuất hiện các vết rỗ nhỏ, không quá sâu thì sẽ tiến hành đục và trát vữa xi măng. Cách thực hiện như sau:
Trường hợp cột bê tông bị rỗ sâu chạm tới cốt thép ở mật độ dày thì cần đổ bê tông lại từ đầu để đảm bảo an toàn.
>>> XEM THÊM:
- Cách Xây Tường Đúng Kỹ Thuật, Nhanh, Chắc, Thẳng, Đẹp
- Quy Trình Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả, Chuẩn Nhất
- Xây Thô Là Gì? Bao Gồm Những Hạng Mục Gì?
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình đổ cột bê tông, hy vọng bạn đã nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật và cách tiến hành. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi đến hotline: 0902 511 461, nhân viên tư vấn của Xây Dựng Ngân Thịnh sẽ hỗ trợ bạn.